Trẻ ho có đờm không sốt là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ ho có đờm không sốt hoặc sốt nhẹ là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý về hô hấp khác nhau. Phụ huynh không nên chủ quan khi cơn ho đờm của bé kéo dài trên 3 ngày. Tham khảo bài viết dưới đây để chủ động hơn trong chăm sóc bé tại nhà nhé!

Trẻ ho có đờm không sốt là biểu hiện của bệnh gì? Cách xử lý hiệu quả
Trẻ ho có đờm không sốt là biểu hiện của bệnh gì? Cách xử lý hiệu quả

Hiện tượng trẻ ho có đờm không sốt

Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch chất nhầy cũng như các kích thích khác trong đường thở. Do vậy, về bản chất, cơn ho không quá đáng sợ như các mẹ nghĩ, đây chỉ là cách cơ thể đang tự bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại tấn công.

Có hai dạng ho, ho có đờm và ho khan. Trong đó, ho có đờm không sốt phổ biến ở trẻ nhiều hơn cả. Đờm và chất nhầy đóng vai trò “giăng lưới” vi khuẩn, virus hoặc dị vật có hại đối với hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu trong dịch nhầy có lẫn máu, mủ hoặc bã đậu, ho có đờm không sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề hệ hô hấp.

Hiện tượng ho có đờm không sốt
Hiện tượng ho có đờm không sốt

Bên cạnh đó, sự gia tăng chất đờm sẽ gây không ít phiền toái đến chức năng hô hấp ở trẻ. Trẻ ho có đờm không sốt sẽ có cảm giác vướng víu trong cổ họng, gây tình trạng khó thở, cản trở hô hấp. Với trẻ sơ sinh, ho có đờm không sốt sẽ khiến bé khó bú, thậm chí gây ọc sữa và nôn trớ. Với trẻ lớn hơn, hiện tượng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, giấc ngủ và học tập của bé. Do đó, phụ huynh nên theo dõi kỹ tình trạng của trẻ, qua đó điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp.

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Triệu chứng điển hình của những bệnh lý này bao gồm ngạt mũi, sổ mũi, ho đờm, ho khan, sốt hoặc không sốt. Trong đó, nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm không sốt có thể kể đến là:

Viêm họng cấp

Đây là tình trạng niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus tấn công gây sưng và viêm. Triệu chứng của viêm họng cấp xảy ra đột ngột, ban đầu trẻ không sốt, nhưng nếu bệnh tiến triển thì có thể gây sốt cao lên đến 39.5 độ C. Ngoài ra, trẻ bị viêm họng cấp còn gặp các triệu chứng khác như đau họng, sổ mũi, khó nuốt, ho đờm,…

Trẻ ho đờm do viêm họng cấp
Trẻ ho đờm do viêm họng cấp

Cảm lạnh

Trẻ ho có đờm không còn có thể là triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Lúc này, trẻ sẽ bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho đờm, khó thở, đôi khi có sốt nhẹ. Ngoài ra, cảm lạnh còn khiến bé uể oải, đau mỏi người và chán ăn. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn xâm nhập cơ thể, qua đường hô hấp chính của phổi, dẫn đến việc trẻ gặp các triệu chứng kể trên.

Viêm tắc thanh quản

Khi thấy trẻ ho có đờm không sốt, khò khè, khó thở, cha mẹ có thể nghĩ ngay đến trẻ đang bị viêm tắc thanh quản. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ bị viêm tắc thanh quản là do virus xâm nhập, khiến cổ họng sưng gây thu hẹp đường thở. Triệu chứng của bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, tiếng ho khô khốc và chát chúa hơn so với những loại ho khác.

Trẻ bị ho đờm không sốt do viêm tắc thanh quản
Trẻ bị ho đờm không sốt do viêm tắc thanh quản

Viêm phế quản cấp

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu là do virus hợp bào hô hấp gây viêm đường dẫn khí tới phổi. Từ đó gây tổn đọng lượng dịch nhầy ở phổi. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phế quản cấp bao gồm: ho đờm, khò khè, thở nông và nhanh, không sốt. Tuy nhiên, khi virus gây bệnh nhân lên với số lượng lớn, trẻ có thể bị sốt cao.

Cách chữa trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt

Ho có đờm không sốt là biểu hiện sớm của một số bệnh lý về đường hô hấp. Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thông qua một số cách sau:

  • Vệ sinh họng và mũi: Với trường hợp trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt, mẹ có thể tìm mua dung dịch nước muối sinh lý 0.9% tại các hiệu thuốc tây. Sau đó tiến hành cho bé súc miệng và rửa mũi 2 lần/ngày. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn cao, giúp làm sạch, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm gây sốt, thông thoáng cổ họng và khoang mũi.
  • Giữ ấm cho trẻ: Những bệnh về đường hô hấp thường bùng phát vào mùa đông. Lý do là vì cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Vì vậy, để cải thiện tình trạng ho có đờm không sốt ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý cho bé mặc ấm, đội mũ và mang tất mỗi khi ra ngoài.

Cách chữa ho đờm không sốt cho trẻ
Cách chữa ho đờm không sốt cho trẻ

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất,… là những tác nhân dị ứng khiến cơn ho của trẻ có xu hướng ngày một nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt, cha mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc gần với những dị nguyên này nhé!
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp: Mẹ nên đa dạng thực đơn, thường xuyên thay đổi món hợp khẩu vị của trẻ. Bởi trong giai đoạn này, bé rất lười ăn do cổ họng đau rát. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho bé ăn những món khô, cứng. Thay vào đó là những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ hấp thu.

Khi nào em bé ho có đờm cần tìm gặp bác sĩ

Hầu hết, trẻ ho có đờm không sốt có thể tự thuyên giảm trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ ho đờm đi kèm với những triệu chứng sau, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
  • Đờm màu xanh, đôi khi lẫn máu
  • Ho đờm dai dẳng nhiều ngày không khỏi
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Ban đầu không sốt, nhưng sau đó sốt cao

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ ho có đờm không sốt. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất khi thấy trẻ có hiện tượng này, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm