Trẻ bị viêm tai giữa có tự khỏi được không? Cha mẹ cần lưu ý những gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không, bệnh kéo dài bao lâu là những băn khoăn của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này ở trẻ nhé!

Trẻ bị viêm tai giữa có tự khỏi được không? Cha mẹ cần lưu ý những gì?
Trẻ bị viêm tai giữa có tự khỏi được không? Cha mẹ cần lưu ý những gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Viêm tai giữa có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng chúng có xu hướng phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh gây bởi vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng nhiễm trùng này là hậu quả của các đợt cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp trên không được điều trị dứt điểm, khiến vi khuẩn, virus lây lan sang tai giữa.

Tai cấu tạo gồm 3 bộ phận: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, tai giữa giống như một khoang chứa đầy không khí, đảm nhận 2 chức năng chính là giữ thăng bằng và dẫn truyền âm thanh. Bộ phận này được nối với ống eustachian sau họng. Ở trẻ nhỏ, ống eustachian chưa phát triển nên còn nhỏ, hẹp và nằm ngang. Chính cấu tạo này khiến vi khuẩn, virus và chất dịch bị tắc nghẽn mà không thể thoát ra được. Từ đó tạo điều kiện cho viêm tai giữa phát triển.

Viêm tai giữa không thể tự khỏi nếu không được can thiệp đúng cách
Viêm tai giữa không thể tự khỏi nếu không được can thiệp đúng cách

Trở lại với câu hỏi “viêm tai giữa có tự khỏi được không?” Câu trả lời là KHÔNG, thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ triệu chứng mà trẻ gặp phải.

Các triệu chứng viêm tai giữa thường khởi phát nhanh chóng, bắt đầu với các biểu hiện điển hình như:

  • Ù tai
  • Sốt
  • Đau tai
  • Chảy dịch từ tai
  • Thường xuyên thấy hành động đưa tay lên tai hoặc đầu
  • Bú kém, quấy khóc, cáu kỉnh khi nằm xuống
  • Suy giảm thính lực

Viêm tai giữa chỉ thuyên giảm khi các dấu hiệu nhiễm trùng được khắc phục hoàn toàn. Thông thường, khi cơ thể nhận biết có mối nguy đe dọa, hệ miễn dịch sẽ có cơ chế phản ứng đáp lại. Đối với những trẻ có thể trạng tốt, triệu chứng nhiễm trùng tai có thể dần cải thiện sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa đều có hệ miễn dịch kém, bệnh sẽ rất khó khắc phục, thậm chí gây biến chứng nếu chưa nhận được sự can thiệp đúng cách.

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh lý của trẻ. Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ tự theo dõi tại nhà bằng các biện pháp như vệ sinh ống tai bằng dung dịch nước muối, đô thân nhiệt cho trẻ thường xuyên đề phòng sốt cao. Đồng thời chỉ định cho trẻ dùng một số loại thuốc kháng sinh hoặc nhỏ trực tiếp.

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh lý ở trẻ
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh lý ở trẻ

Nếu bệnh ở mức độ nặng, cơn đau tai tăng lên, chất dịch mủ chảy ra ngoài nhiều hơn thì các can thiệp y tế có thể sẽ được chỉ định. Lúc này, để chất dịch trong tai thoát ra ngoài, bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ liều kháng sinh. Đặc biệt, nếu nhiễm trùng tai trở lên quá phát, trẻ sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Những lưu ý quan trọng khi bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa nên làm gì? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong quá trình điều trị viêm tai giữa:

Phát hiện kịp thời

Viêm tai giữa có tự khỏi không? Bệnh không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện và thăm khám kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị. Với viêm tai giữa cũng vậy, việc chủ quan, lơ là sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề và dễ lan rộng hơn.

Khi trẻ có các biểu hiện như đau tai, chảy dịch tai, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dịch tai
  • Kiểm tra phản xạ âm
  • Đo lưỡng nhĩ

Dựa vào kết quả và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ định hướng điều trị thích hợp.

Điều trị dứt điểm

Điều trị viêm tai giữa cần tập trung giảm triệu chứng, loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng và phòng ngừa tái phát. Nếu không tuân thủ đầy đủ các bước này, triệu chứng của bệnh có thể tái phát trở lại.

Viêm tai giữa cần được điều trị dứt điểm
Viêm tai giữa cần được điều trị dứt điểm

Hầu hết các bậc phụ huynh thường ngừng cho con dùng thuốc khi thấy các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm. Tuy nhiên, cha mẹ đâu biết rằng, việc ngừng dùng thuốc sớm hơn thời gian chỉ định có thể khiến vi khuẩn sinh trưởng và tái bệnh trở lại. Thậm chí, điều này còn gây nguy cơ kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trẻ bị viêm tai giữa cần có một chế độ ăn uống phù hợp, vì vậy mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của bé nhé! 

Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau súp lơ, đậu, rau cải, rau dền, cà rốt, rau bina, củ dền,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, dâu tây, táo, quả kiwi, đu đủ, ớt chuông,…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, rong biển, sò, hàu,…

Trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn gì?

  • Thực phẩm cứng, dai: Khi ăn thực phẩm này, tai sẽ sẽ cảm đau gây ảnh hưởng đến quá trình bình phục
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo sẽ gây hạ đường huyết khiến trẻ dễ bị ù tai, chóng mặt

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa

Biện pháp phòng ngừa

Để không còn thắc mắc “viêm tai giữa có tự khỏi được không?”, phụ huynh cần tuân thủ những nguyên tắc phòng ngừa dưới đây, đảm bảo bệnh không tiếp tục tái diễn:

  • Không dùng dụng cụ vệ sinh tai kim loại, có đầu nhọn dễ gây tổn thương
  • Nên vệ sinh tai cho bé bằng dung dịch nước muối, sau đó dùng tăm bông để làm khô, tránh để tai bị ướt
  • Khi tắm cho trẻ, tránh để nước hay xà phòng chui vào lỗ tai
  • Không nên cho bé tắm ở sông, hồ, suối – nơi có nguồn nước không đảm bảo
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để củng cố hệ thống miễn dịch

Trên đây là giải đáp “viêm tai giữa có tự khỏi được không”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ mang lại cho phụ huynh thêm nhiều thông tin hữu ích.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm