Trẻ bị viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Giao mùa là thời điểm thuận lợi để các vi khuẩn, virus có cơ hội sinh sôi và phát triển. Chúng có thể tấn công hệ miễn dịch non yếu của trẻ bất cứ lúc nào và gây nên những vấn đề nghiêm trọng, và viêm phế quản là một trong số đó. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn, liệu “trẻ bị viêm phế quản có lây không?

Trẻ bị viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Trẻ bị viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm phế quản là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ có lây không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin về bệnh lý này nhé!

Viêm phế quản là tình trạng ống phế quản bị viêm hoặc sưng tấy. Chúng có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và các phần tử gây kích ứng khác. Khi điều này xảy ra, màng phế quản sẽ sưng lên và dày lên sẽ làm thu hẹp và tắc các đường dẫn khí nhỏ trong phổi. Tình trạng này làm giảm khả năng hít thở không khí vào phổi. Trẻ có thể xuất hiện nhiều chất nhầy hoặc đờm hình thành trong đường thở.

Viêm phế quản được chia thành 2 thể:

  • Viêm phế quản cấp tính: thường gây bởi virus, nhưng đôi khi cũng do vi khuẩn. Triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường kéo dài trong 1 – 3 tuần. Những trẻ có sức khỏe tốt, màng nhầy sẽ trở lại bình thường sau khi phục hồi từ đợt nhiễm trùng phổi ban đầu, kéo dài trong vài ngày.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là tình trạng nghiêm trọng thường phải điều trị y tế thường xuyên. Trẻ bị viêm phế quản dạng mãn tính có thể kéo dài ít nhất 3 tháng, trong 2 năm liên tiếp.

Nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Các triệu chứng thường thấy ở trẻ bị viêm phế quản là:

  • Ho, xuất hiện đờm với nhiều màu sắc khác nhau. Nó có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây. Thậm chí trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể lẫn máu đỏ
  • Khó chịu ở ngực, trẻ bị viêm phế quản thường phàn nàn về cảm giác khó chịu ở vùng ngực. Một số bị co thắt, trong khi những trẻ khác cảm thấy đau bên dưới xương ức khi hít thở sâu
  • Khó thở: Trẻ bị viêm phế quản cũng có thể gặp phải triệu chứng này. Cha mẹ có thể nhận biết thông qua biểu hiện trẻ thở gắng sức hoặc gặp trở ngại trong việc hít thở không khí
  • Sốt: Nhiều trẻ bị viêm phế quản có xu hướng bị sốt nhẹ cùng với các triệu chứng khác
  • Ớn lạnh, chảy nước mũi, mệt mỏi

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Không phải ngẫu nhiên viêm phế quản trở thành bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Bởi virus hợp bào (RSV) chính là “thủ phạm” gây nên hầu hết các ca bệnh viêm phế quản ở trẻ. Loại virus này dễ lây lan, thậm chí có thể trở thành bệnh dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ. 

Viêm phế quản cấp tính

Thông thường, bệnh viêm phế quản cấp tính có thể lây nhiễm qua hai con đường sau:

Lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc

Viêm phế quản cấp tính có tính lây lan nếu bệnh do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra. Đó là bởi những giọt nước bọt nhỏ mà chúng ta tiết ra khi nói, ho, thở hoặc hắt hơi. Nếu trẻ ở đủ gần một người bị viêm phế quản và họ không có biện pháp bảo vệ, những giọt nước này có thể rơi vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ và lây nhiễm cho trẻ.

Viêm phế quản có thể lây qua con đường tiếp xúc
Viêm phế quản có thể lây qua con đường tiếp xúc

Lây nhiễm gián tiếp thông qua tiếp xúc với vật dụng cá nhân

Khả năng lây nhiễm virus gây bệnh cũng sẽ rất cao khi trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác. Nghiên cứu cho rằng, virus gây viêm phế quản có thể sống sót vài giờ bên ngoài môi trường, chúng thường bám vào các đồ vật như quần áo, mặt bàn, khăn mặt, bát, thìa,… Nếu vô tình chạm phải đồ vật nhiễm virus từ người khác, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh viêm phế quản có lây không? Câu trả lời là có, đây là lý do tại sao điều quan trọng đối với những người bị bệnh đường hô hấp là giữ khoảng cách với người khác, sử dụng khẩu trang và rửa tay thường xuyên. 

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản có thể lây nhiễm, nhưng nó phụ thuộc vào loại bệnh nhân mắc phải. Thông thường, những trẻ bị viêm phế quản cấp tính có thể lây lan, trong khi đó với trường hợp bệnh mãn tính, viêm phế quản có lây không thì câu trả là KHÔNG. Bởi, tác nhân gây viêm phế quản mãn tính không phải là vi khuẩn, virus mà do đường thở bị kích thích trong thời gian dài.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Không có cách nào để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản, nhưng phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm sạch tại nhà
  • Dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi
  • Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh đường hô hấp
  • Tránh chạm vào bề mặt bàn hoặc nếu có chạm phải thì cần nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
  • Lau sạch các bề mặt trong nhà, đồ chơi của bé
  • Áp dụng một số chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Đặc biệt cần chú ý đến việc bổ sung trái cây, rau xanh
  • Khuyến khích trẻ tham gia các bộ môn thể thao lành mạnh như đi xe đạp, bóng chuyền, cầu lông,… để nâng cao thể lực, có sức khỏe phòng ngừa bệnh hiệu quả

Trên đây là giải đáp “trẻ bị viêm phế quản có lây không” cũng như các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này đã mang lại cho phụ huynh nhiều thông tin có giá trị. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm