Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? – Lời khuyên dành cho phụ huynh

Theo bạn, trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi nói rằng chúng ta không nên tắm khi bị cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi,… Chính vì thế, mỗi khi bị ốm, tôi thường hạn chế số lần tắm trong tuần; đồng thời rút ngắn thời gian tắm mỗi lần.

Tôi không chắc lý do tại sao không nên tắm khi bị ốm, nhưng thuở ấy, tôi nghe lời mẹ tôi. Tuy nhiên, quan điểm của tôi về việc tắm khi bị cảm lạnh, viêm phế quản,… đã thay đổi khi lớn lên.

Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với cơ thể non yếu. Chính vì vậy, chỉ cần chúng húng hắng ho, cảm thấy mệt mỏi,… là các bậc phụ huynh đã cảm thấy hết sức lo lắng. Lúc này, cho trẻ ăn gì, uống gì, tắm rửa ra sao cũng là vấn đề đáng suy ngẫm.

Tắm cho trẻ bị viêm phế quản - Nên hay không?
Tắm cho trẻ bị viêm phế quản – Nên hay không?

Ông cha ta vốn quan niệm rằng, trẻ em bị viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm,… không nên tắm. Vì tắm có thể khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tôi cũng đã từng tin tưởng vào điều đó. Tuy nhiên, sau khi tham khảo rất nhiều tài liệu y khoa, cũng như hỏi ý kiến của các chuyên gia, quan niệm của tôi về việc tắm cho trẻ bị viêm phế quản, cảm lạnh,… đã thay đổi.

Tôi chưa từng thấy một cuốn sách khoa học nào nói rằng không nên tắm cho trẻ khi con bị cảm lạnh, viêm phế quản,… Cùng với đó, các bác sĩ Nhi khoa Nhật Bản còn cho biết, tắm cho trẻ bằng nước ấm thậm chí còn giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nhiều người cũng nói rằng, việc tắm rửa giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

Tại sao tắm giúp cải thiện triệu chứng ho ở trẻ viêm phế quản?

Tắm có tốt cho trẻ bị viêm phế quản?
Tắm có tốt cho trẻ bị viêm phế quản?

Tắm rửa không giúp chữa khỏi bệnh viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, nhưng nó có thể giúp cải thiện triệu chứng ho. Ngâm mình trong làn nước ấm giúp cơ thể của trẻ được thư giãn. Đồng thời, việc được hít thở không khí ẩm ướt cũng giúp làm giãn cơ ở cổ họng, làm loãng đờm; qua đó giảm tình trạng ho.

Ngoài ra, tắm với nước ấm cũng giúp:

  • Làm sạch nghẹt mũi bằng độ ẩm
  • Giúp cơ thể ấm hơn
  • Giảm đau đầu bằng cách làm giãn mạch máu
  • Thư giãn tâm trí và cơ bắp giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn
  • Loại bỏ vi khuẩn, virus bám trên cơ thể, phòng tránh lây bệnh cho người xung quanh

Với những lợi ích này, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời “có” cho câu hỏi “trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?”.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phế quản

Cần lưu ý gì khi tắm cho trẻ đang bị ốm?
Cần lưu ý gì khi tắm cho trẻ đang bị ốm?

Mặc dù trẻ bị viêm phế quản hoàn toàn được phép tắm. Nhưng việc tắm như thế nào là điều quan trọng. Vì tắm sai cách có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một vài điều các bậc phụ huynh cần lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phế quản.

  • Nước tắm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên có nhiệt độ trong khoảng 37 đến 38 độ C. Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm, tránh để trẻ bị bỏng do nước quá nóng. Khi pha nước tắm cho trẻ, nên xả nước lạnh trước, sau đó đến nước nóng để có nhiệt độ nước tắm phù hợp.
  • Trẻ bị viêm phế quản có thể tắm nhưng không nên gội đầu. Vì sau khi gội đầu, tóc ẩm có thể khiến tình trạng nhiễm lạnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên tắm cho trẻ quá lâu. Ngay sau khi con tắm xong, cha mẹ cần lập tức lau khô cơ thể và mặc quần áo cho trẻ.
  • Sau khi tắm xong, cơ thể con người thường mất khoảng 20 – 30 phút để trở về nhiệt độ thông thường. Lúc này, cha mẹ hãy giữ trẻ tránh xa điều hòa, quạt,… đang hoạt động để con không bị lạnh.
  • Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên, tốt cho tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,… như gừng, lá trầu không,… để nấu nước tắm cho con.
  • Nếu cảm thấy lo lắng về việc tắm cho con khi bị ốm, bạn có thể dùng khăn sạch thấm nước ấm lau người cho trẻ để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Cần chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào?
Cần chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào?

Trẻ bị viêm phế quản sẽ nhanh chóng bình phục khi được chăm sóc đúng cách. Ngoài việc cho con sử dụng các loại thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng nên lưu ý:

  • Cho trẻ uống nhiều nước/ sữa giúp cổ họng không bị khô.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, lông mèo,… Đây là những tác nhân gây kích thích, khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
  • Cha mẹ có thể cân nhắc chườm ấm vùng ngực của trẻ, giúp giảm cảm giác nặng nề ở ngực.
  • Trẻ bị viêm phế quản có thể sử dụng siro giảm ho Fitobimbi (sản phẩm trị ho được sử dụng trong các bệnh viện công lập Ý hơn 20 năm) giúp đánh bay cơn ho nhanh chóng, giảm đờm hiệu quả.

Sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, nhưng tình trạng viêm phế quản ở trẻ không cải thiện sau 7 – 10 ngày, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ. Và các bậc phụ huynh đừng quên đưa con đi thăm khám ngay khi thấy tình trạng:

  • Con bị sốt trên 37,9 độ C
  • Con bị sốt hơn 5 ngày
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở
  • Trẻ bị đau họng dữ dội, đau đầu
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi quá mức

Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?” chưa? Hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn về vấn đề này nhé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm