Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Khi nào cần đưa con đến bệnh viện?

Sốt là triệu chứng thường gặp của chứng viêm họng ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày được coi là bình thường? Khi nào cần đưa trẻ bị viêm họng đi bệnh viện? Cùng tìm hiểu ngay nào!

Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu vấn đề “trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?”, chúng ta hãy cùng xem xét các nguyên nhân phổ biến gây viêm họng ở trẻ em nhé.

Viêm họng hay viêm họng hạt ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng vùng hầu họng hoặc amidan. Đây là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân phổ biến của viêm họng ở trẻ em bao gồm:

  • Virus: Adenovirus, Virus cúm, Rhinovirus, Virus Coxsackie, Virus Epstein-Barr (tăng bạch cầu đơn nhân), Virus Herpes simplex
  • Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GABHS), Neisseria gonorrhoeae, Haemophilus influenzae loại b, Mycoplasma, Chlamydia pneumoniae
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm ký sinh trùng

Viêm họng do liên cầu có tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa động xuân, khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao.

Viêm họng lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp với thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Khả năng lây nhiễm của bệnh lý này cao nhất trong giai đoạn cấp tính và ở những người không được điều trị.

Triệu chứng viêm họng ở trẻ

Dấu hiệu thường thấy của chứng viêm họng cấp ở trẻ em do vi khuẩn là mảng trắng phía sau cổ họng
Dấu hiệu thường thấy của chứng viêm họng cấp ở trẻ em do vi khuẩn là mảng trắng phía sau cổ họng

Triệu chứng của viêm họng hạt ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và đối tượng mắc bệnh.

Mỗi đứa trẻ có thể có biểu hiện khác nhau khi mắc viêm họng hạt. Tuy nhiên, dưới đây là những triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em thường thấy nhất:

  • Đau họng
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Ngạt mũi, sổ mũi
  • Ho
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Mắt đỏ
  • Các mảng màu vàng trắng ở phía sau cổ họng
  • Các cục u sưng tấy, mềm mại ở hai bên cổ

Triệu chứng viêm họng ở trẻ em có thể giống với nhiều loại bệnh lý khác. Chính vì vậy, ngay khi con có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Sau khi uống thuốc, triệu chứng sốt ở trẻ bị viêm họng sẽ thuyên giảm sau 2 - 3 ngày
Sau khi uống thuốc, triệu chứng sốt ở trẻ bị viêm họng sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày

Sốt là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em bị viêm họng hạt. Vậy trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Khi bị viêm họng hạt, phần lớn trẻ em sẽ bị sốt từ 38 – 40 độ C trong vòng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sốt ở trẻ bị viêm họng có thể kéo dài tới 5 – 7 ngày.

Thậm chí, có những trẻ bị viêm họng sốt tới 10 ngày. Sốt nhiều ngày là một biểu hiện nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, thấp khớp tim, viêm cầu thận,…

Khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ?

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với cơ thể non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chính vì thế, ngay khi con có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó chịu,… cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, chính xác.

Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và điều trị cho con mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Tình trạng con đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lý viêm họng và được chỉ định điều trị bằng thuốc tại nhà, cha mẹ cần cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn và thường xuyên quan sát tình trạng bệnh của con.

Hãy đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất khi:

  • Đã uống thuốc hạ sốt và chườm ấm, nhưng con vẫn liên tục sốt cao sau 2 – 3 ngày.
  • Các triệu chứng bệnh quay trở lại sau khi dùng hết liệu trình thuốc.
  • Triệu chứng bệnh viêm họng của con không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn sau khi uống thuốc.
  • Con có biểu hiện khó thở; da, môi, móng tay không hồng hào mà có màu xanh xám.
  • Con bị sưng hoặc đau ở quai hàm.
  • Con bị mất giọng.
  • Con bị cứng cổ.
  • Con đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Con ngày càng suy nhược hoặc mệt mỏi.
  • Con bị đau ở một bên cổ họng nặng hơn nhiều so với bên còn lại.
  • Con bị phát ban với má đỏ, nổi mẩn; lưỡi sưng đỏ.
  • Con bị đau tai, nhức đầu, hoặc đau quanh mắt.
  • Bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về tình trạng sức khỏe của con.

Chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà thế nào?

Xịt họng Fitobimbi giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng, hiệu quả
Xịt họng Fitobimbi giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng, hiệu quả

Bên cạnh việc tuân thủ đúng chế độ điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để con cảm thấy dễ chịu hơn khi bị viêm họng:

  • Cho con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Cho con uống nhiều nước để không bị mất nước. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ; trẻ trên 6 tháng tuổi có thể uống thêm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,…
  • Với trẻ trên 5 tuổi, cha mẹ có thể dạy con súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm dịu cổ họng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con sử dụng siro, xịt họng Fitobimbi giúp làm dịu cổ họng; giảm ngứa rát, đau họng,…
  • Cân nhắc sử dụng máy phun sương vào những ngày độ ẩm thấp để tăng độ ẩm không khí trong nhà giúp con thở dễ dàng hơn và giảm ho.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vấn đề “trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?” cũng như nguyên nhân, triệu chứng,… viêm họng ở trẻ em. Hi vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn.

Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm