Trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì?

Trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì? Thông tin về các loại thuốc được kê đơn cho trẻ bị viêm họng cấp được giới thiệu cụ thể trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh tai mũi họng năm 2015 của bộ Y tế. Cụ thể, tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ dùng kháng viêm, thuốc hạ sốt, dung dịch súc họng,… đôi khi là cả kháng sinh.

Trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì
Trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì

Trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em 3 tuổi trở lên bị viêm họng cấp đơn thuần không được xét nghiệm xác định nguyên nhân thì sẽ được điều trị như viêm họng đỏ cấp do liên cầu. Theo đó, các con sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt,…

  • Hạ sốt, giảm đau: Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Không nên sử dụng Aspirin hạ sốt cho trẻ em.
  • Kháng sinh: Amoxicillin hoặc Penicillin. Nếu trẻ bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể cho con dùng Erythromycin, Clarithromycin hoặc Cefadroxil,…
  • Kháng viêm: Alphachymotrypsin hoặc Prednisolon 5mg.
  • Súc họng: Dung dịch BBM.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ em

Viêm họng cấp ở trẻ em thường do virus gây ra và đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, thuốc được kê đơn cho trẻ bị viêm họng cấp thường có tác dụng điều trị triệu chứng (hạ sốt, giảm đau,…). Thuốc kháng sinh ít khi được sử dụng.

Thuốc hạ sốt – Sử dụng khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C

Không phải mọi trường hợp trẻ bị viêm họng cấp đều cần uống thuốc hạ sốt
Không phải mọi trường hợp trẻ bị viêm họng cấp đều cần uống thuốc hạ sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sốt do viêm họng đều cần uống thuốc hạ sốt. Cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C: cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, không tự ý cho con uống thuốc.
  • Trẻ trên 1 tuổi bị sốt trên 38,5 độ C: có thể uống thuốc hạ sốt tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Trẻ trên 1 tuổi bị sốt dưới 38,5 độ C: nếu con không có tiền sử co giật và sức khỏe vẫn ổn định, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý thay vì cho con uống thuốc.

Thuốc súc họng BBM – Sử dụng hàng ngày

Thuốc súc họng BBM với thành phần chính là Natri hydrocarbonat, Natri tetraborat, Methol,… được các bác sĩ khuyên dùng hàng ngày. Theo đó, nếu con đã biết súc miệng, cha mẹ nên hướng dẫn con súc họng bằng dung dịch BBM 3 – 4 lần/ ngày. Loại thuốc này có tác dụng sát trùng, chống viêm,…

Nếu không dùng BBM, cha mẹ có thể cho con súc họng bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý cũng có tác dụng tương tự, giúp giảm đau rát, ngứa cổ họng hiệu quả.

Thuốc kháng sinh – 80% bệnh nhi bị viêm họng không cần sử dụng

Uống kháng sinh không đúng cách ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Uống kháng sinh không đúng cách ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, 70 – 80% trường hợp bệnh nhi bị viêm họng là do virus gây ra. Điều này có nghĩa là, có tới 7 – 8 trẻ/ 10 trẻ bị viêm họng cấp không cần uống thuốc kháng sinh. Vì loại thuốc này chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn.

Cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý:

  • Tuyệt đối không tự ý mua và cho con uống thuốc kháng sinh.
  • Khi được bác sĩ kê đơn kháng sinh, cha mẹ cần cho con uống hết liều thuốc.

Thuốc kháng viêm – Chỉ dùng khi tình trạng viêm nghiêm trọng

Trường hợp con bị viêm họng cấp do virus, không thể điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm giúp giảm đau, sưng tấy trong cổ họng. Tuy nhiên, bác sĩ thường không yêu cầu trẻ phải uống thuốc nếu tình trạng viêm họng nhẹ, trẻ không cảm thấy khó chịu và sức khỏe vẫn ổn định. Lý do là bởi, sử dụng thuốc khi không cần thiết không hề tốt cho sức khỏe.

Thuốc ho – Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi

Ho cũng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, tuyệt đối không cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho không kê đơn. Trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc ho có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như co giật, nhịp tim nhanh,… thậm chí tử vong.

Ho là biểu hiện cho thấy cơ thể đang chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Và nó được coi là phản ứng vô hại. Tuy nhiên, ho quá mức thường khiến con khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống (gây mất ngủ, khó nuốt, chán ăn,…). Vậy làm thế nào để giúp con giảm ho?

Có rất nhiều cách cha mẹ có thể áp dụng để giúp con:

  • Uống đủ nước: khi cổ họng khô, trẻ sẽ ho nhiều hơn do dễ bị kích ứng. Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng cha mẹ nên cho con uống nước thường xuyên hơn để làm dịu cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí khô: không khí khô, khiến cổ họng khô hơn (nhất là trong khi ngủ); do đó chúng ta thường thấy con bị ho nhiều hơn về đêm. Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm nếu cần thiết. Đừng quên vệ sinh máy thường xuyên tránh để vi khuẩn, virus sinh sôi trong máy nhé!
  • Áp dụng các mẹo dân gian: bạn có thể giúp con giảm đau rát cổ họng, ho với các “bài thuốc như”: lê hấp đường phèn, trà quất mật ong, nước lá tía tô luộc, húng chanh hấp đường phèn/ mật ong,… Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Siro hỗ trợ giảm ho Fitobimbi – lựa chọn của hàng triệu bà mẹ trên toàn thế giới khi con bị ho. Sản phẩm xuất xứ Italy với thành phần chính là các thảo dược thiên nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ. Công dụng của siro giảm ho Fitobimbi cũng được đánh giá cao. Chỉ sau 2 – 3 sử dụng sản phẩm, cha mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng ho của con thuyên giảm. Tìm hiểu thêm về Fitobimbi Broncamil, Fitobimbi Propoli, Fitobimbi Tussiflux Junior, Golanil Junior để lựa chọn cho con một loại siro hỗ trợ giảm ho phù hợp, mẹ nhé!

Fitobimbi hô hấp - Bảo vệ sức khỏe bé yêu
Fitobimbi hô hấp – Bảo vệ sức khỏe bé yêu

Kết luận

Với bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị viêm họng cấp uống thuốc gì” rồi đúng không. Song, Vệ sĩ hô hấp cũng cần nhấn mạnh rằng: ngay cả khi đã biết về các loại thuốc chữa viêm họng cho con, cha mẹ cũng không nên tự ý mua và cho con uống thuốc. Hãy nhớ rằng: sử dụng thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm