Cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi giao mùa

Theo thống kê từ WHO, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể mắc 3 – 4 đợt viêm đường hô hấp trên mỗi năm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của một đứa trẻ. Vậy trẻ bị viêm đường hô hấp trên là gì? Biểu hiện ra sao? Và cần được xử lý như thế nào để tránh tái phát?

Cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi giao mùa
Cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi giao mùa

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là như thế nào?

Đường hô hấp trên bao gồm những cơ quan như hầu, hệ thống xoang, thanh quản và mũi. Những cấu trúc này hướng không khí chúng ta thở từ bên ngoài vào khí quản và cuối cùng xuống phổi để quá trình hô hấp diễn ra.

Một nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trên nhiễm trùng hô hấp là một quá trình lây nhiễm của bất kỳ bộ phận nào của phía trên đường hô hấp. Nhiễm trùng các khu vực cụ thể của đường hô hấp trên có tên riêng biệt. Chẳng hạn như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản,…

Đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ bị mắc bệnh quanh năm, nhưng mùa thu và mùa đông là 2 thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất.

Vì sao trẻ bị viêm đường hô hấp trên?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên nói chung là do sự xâm nhập trực tiếp vào lớp lót bên trong (niêm mạc hoặc màng nhầy) của đường hô hấp trên. Thủ phạm gây ra điều này có thể là vi khuẩn hoặc virus.

Đường hô hấp trên được bảo vệ bởi lớp màng nhầy. Vi khuẩn, virus muốn gây bệnh, buộc chúng phải bằng mọi cách xâm nhập được vào bên trong. Chưa kể, chúng phải trải qua một số rào cản vật lý và miễn dịch trước khi “đối mặt” với lớp màng nhầy này.

Trong đó, lông trong mũi với khả năng bẫy các vật thể lạ xâm nhập sẽ đóng vai trò như một rào cản vật lý. Cùng nhiệm vụ còn có chất lỏng ẩm ướt trong khoang mũi và những sợi lông mao nằm dọc khí quản. Chúng có thể nhấn chìm hoặc có thể là đưa bất kỳ kẻ ngoại lai nào đến hầu họng để cuối cùng nuốt vào đường tiêu hóa.

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên

Trước một hệ thống phòng vệ nghiêm ngặt của cơ thể, vi khuẩn và virus – Chúng sẽ tạo ra cơ chế riêng để phá hủy “hàng rào” bảo vệ này. Cách phổ biến của chúng là làm suy giảm hệ thống miễn dịch, phóng ra những độc tố khiến cho cơ quan này ở trẻ không thể chống cự. Đôi khi, chúng lại ngụy trang để hệ miễn dịch không thể nhận ra. Thậm chí có một số loại vi khuẩn, chúng phóng ra những chất gây kết dính, bám trụ vào màng nhầy để khỏi bị tiêu diệt.

Một số loại vi khuẩn, virus phổ biến gây viêm đường hô hấp trên:

  • Rhinovirus (Thời gian ủ bệnh 1 – 5 ngày)
  • Liên cầu nhóm A (Thời gian ủ bệnh 1 – 5 ngày)
  • Virus cúm và parainfluenza (Thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 ngày)
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) (Thời gian ủ bệnh từ 7)
  • Virus ho gà (Thời gian ủ bệnh 7 – 21 ngày)
  • Virus bạch cầu (Thời gian ủ bệnh 1 – 10 ngày)
  • Virus Epstein Barr (Thời gian ủ bệnh 4 – 6 tuần)

Biểu hiện trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên có thể đến từ 2 phía: Yếu tố ngoại lai và phản ứng của hệ thống miễn dịch. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên hắt xì
  • Sổ mũi, tắc nghẽn mũi gây khó thở
  • Đờm đặc trong họng nên khiến trẻ chỉ có thể thở bằng mũi
  • Ngứa họng, đau rát họng

Làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên?

Phần lớn các trường hợp viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đều gây bởi virus. Do đó, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không cần đến bác sĩ hoặc kê đơn thuốc.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp trẻ nhanh bình phục
Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp trẻ nhanh bình phục

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Điều này giúp cho hệ miễn dịch có thời gian phục hồi. Từ đó cải thiện được chức năng vốn có của mình. Mẹ nên khuyến khích trẻ ngủ mỗi tối từ 7 – 9h. Ban ngày tránh các hoạt động ngoài trời tiêu hao nhiều thể lực.
  • Uống nước đầy đủ: Các chuyên gia cũng khuyến cáo tăng lượng nước uống để ngăn chặn sự mất nước do sốt, sổ mũi, kém ăn liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Dinh dưỡng phù hợp: Trẻ bị viêm đường hô hấp nên ăn gì? Nhóm chất vitamin A, C, và B6 là không thể thiếu cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, bố mẹ có thể nạp thêm cho trẻ nhiều rau xanh và trái cây. Ưu tiên những món ăn chế biến đơn giản, không cầu kỳ để giữ nguyên được dinh dưỡng từ thực phẩm
  • Cải thiện chất lượng không khí bằng cách dùng máy tạo độ ẩm. Việc làm này giúp bé hô hấp dễ dàng hơn, giảm thiểu các vấn đề ở họng và mũi. 
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, bé cần được mặc ấm khi đi ra ngoài. Buổi tối đi ngủ, mẹ nên mang vớ cho bé khỏi bị lạnh chân
  • Giảm nghẹt mũi bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý. Mẹ có thể mua dung dịch muối sinh lý tại nhà thuốc hoặc cân nhắc giải pháp nước muối tự làm tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi nào cần đi bác sĩ?

Đưa trẻ tới khám bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng gây bởi viêm đường hô hấp trên kéo dài hơn một tuần
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn
  • Khó thở
  • Ăn kém, do họng đau rát
  • Bệnh có dấu hiệu tái phát

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Mong rằng chia sẻ này sẽ cho bố mẹ những kiến thức bổ ích để vững vàng hơn trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm