Trẻ bị ho khan là gì và những thông tin MẸ CẦN BIẾT

Ho khan là gì? Trẻ bị ho khan là dấu hiệu của các bệnh lý nào? Mẹ hãy cùng Vesihohap khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị ho khan là gì
Trẻ bị ho khan là gì và những thông tin MẸ CẦN BIẾT

Ho khan là gì?

Mẹ thắc mắc ho khan là ho như thế nào? Thực chất, ho khan là một loại ho không tạo ra nhiều chất nhầy hoặc đờm, đó là lý do vì sao chúng còn được gọi là ho không có đờm. Phần lớn, ho khan là do dị ứng và hen suyễn chứ không phải do bệnh theo mùa. Điều đó nói lên rằng, đôi khi trẻ sẽ ho khan sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm vì có chất nhầy còn sót lại trong phổi.

Cách tốt nhất để xác định ho khan là lắng nghe tiếng ho mà trẻ phát ra. Thông thường, ho khan thường kết thúc bằng tiếng khò khè hoặc lách cách. Ngoài ra, nó cũng gây ra sự khó chịu trong họng khi ho hơn so với các loại ho khác.

Ngứa họng ho khan là bệnh gì?

Bên cạnh việc tìm hiểm ho khan là gì, các mẹ hãy cùng Fitobimbi khám phá hiện tượng này là triệu chứng của bệnh lý nào nhé!

Các bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc dưới

Ho khan nhiều là biểu hiện bệnh gì? Các bệnh gây viêm đường hô hấp dưới hoặc trên như viêm phế quản, viêm họng, tắc nghẽn phổi mãn tính,… tất cả đều có thể khiến trẻ đối mặt với tình trạng ho khan. Ho khan có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu, ở giữa hoặc cuối, thậm chí kéo dài khi các triệu chứng khác đã chấm dứt.

Ho khan là triệu chứng điển hình của các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc dưới
Ho khan là triệu chứng điển hình của các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc dưới

Ho gà

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường cũng có thể gây ho khan kéo dài, điển hình là ho gà. Các vi khuẩn liên quan đến bệnh ho gà tạo ra một chất kích thích kéo dài có thể gây ra các đợt ho khan kéo dài, sau đó là hành động hít thở nhanh không khí nghe giống như tiếng “khục khục”.

Mặc dù cơn ho khan do bệnh ho gà sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng nó có thể tái phát khi bị cảm lạnh. Ho gà là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và việc tiêm chủng ngừa hàng năm rất được khuyến khích.

Hen suyễn

Ho khan kéo dài là bệnh gì? Đây còn là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn. Đây là một bệnh bẩm sinh có liên quan đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Cơn hen bùng phát khi trẻ chẳng may hít phải các chất gây kích thích đường thở như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,… Ngoài cơn ho khan, trẻ bị hen suyễn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khác như khó thở, khò khè, phù nề, viêm, thậm chí là suy hô hấp.

Hen suyễn khiến bé ho khan từng cơn
Hen suyễn khiến bé ho khan từng cơn

Lao

Ở một số nơi trên thế giới, bệnh lao, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, là nguyên nhân phổ biến của bệnh ho khan mãn tính. Với bệnh lao, các cơn ho có thể khô hoặc ướt và đôi khi trẻ có thể ho ra máu hoặc đau ngực.

Bệnh tim

Các bệnh lý về tim khiến cho chức năng tim bị suy yếu gây ứ trệ quá trình tuần hoàn tại phổi, dẫn đến ho khan nhiều ngày. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc bệnh.

Ung thư phổi

Ho khan là gì? Những cơn ho khan kéo dài còn có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh ung thư phổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, cần được can thiệp y tế kịp thời.

Hít hoặc nuốt phải vật lạ

Đôi khi ho khan chỉ là hiện tượng tức thời, xảy ra khi trẻ hít hoặc nuốt phải vật lạ. Đối với trường hợp nuốt phải vật lạ gây tắc nghẽn đường thở, cha mẹ cần sơ cứu kịp thời và đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Chất kích thích

Ho khan có thể là một phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất kích thích bên ngoài môi trường. Các chất kích thích gây ho khan có thể boa gồm: bụi mạt, khói thuốc lá, không khí khô, hóa chất, lông vật nuôi,…

Triệu chứng ho khan là gì?

Để giúp mẹ nhận biết ho khan, tránh nhầm lẫn với các loại ho khác, Fitobimbi xin được chia sẻ một số triệu chứng trẻ gặp phải khi bị ho khan:

  • Trẻ ho khan về đêm
  • Bé bị ho khan từng cơn
  • Trẻ ho khan sổ mũi
  • Buồn nôn, nôn
  • Ngực và bụng có cảm giác đau tức khi cơn ho xuất hiện
  • Khàn tiếng
  • Đau đầu
  • Khó thở, khò khè
  • Cổ họng ngứa và đau rát liên tục
  • Ớn lạnh
  • Thường xuyên mệt mỏi

Ho khan không là tình trạng quá nguy hiểm, bệnh có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Do vậy, khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng của ho khan, cha mẹ cần chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra và định hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp khắc phục ho khan là gì?

Để có thể giảm phiền toái mà cơn ho khan gây ra cho bé, cha mẹ hãy áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ chất gây dị ứng như bụi mạt, phấn hoa. Vì vậy, việc vệ sinh mũi và súc họng bằng dung dịch nước muối hàng ngày sẽ giúp bảo vệ khoang miệng, xoang mũi khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus. Đặc biệt, cách này còn giúp cân bằng độ Ph trong khoang mũi, giúp tình trạng khô rát, khó chịu khi bị ho khan. Mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc pha nước ấm với muối hạt đều được.

Giảm ho khan bằng cách nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối
Giảm ho khan bằng cách nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối

Bổ sung nước cho bé mỗi ngày

Biện pháp khắc phục ho khan là gì? Bổ sung nước giúp làm dịu cổ họng, giảm khô mũi và kích ứng niêm mạc là cách được chuyên gia khuyến khích khi trẻ bị ho khan. Điều này không những tránh tình trạng mất nước mà còn giúp hạ nhiệt, làm dịu, làm ẩm phần cổ họng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô mũi gây kích niêm mạc. Mẹ có thể cho bé uống nước ấm, trà gừng, trà hoa cúc hoặc nước ép trái cây, vừa bổ sung vitamin và khoáng chất lại vừa làm dịu cơn đau cổ họng.

Duy trì độ ẩm không khí thích hợp trong phòng ngủ

Không khí khô vào ban đêm gây khá nhiều phiền toái cho cổ họng và xoang mũi vốn dĩ đang bị tổn thương ở trẻ. Vì vậy, để tăng cường độ ẩm, cải thiện bầu không khí trong phòng, mẹ nên bật máy phun sương vào buổi tối. Điều này không những giúp giảm ho khan về đêm, nghẹt mũi mà còn giúp bé có giấc ngủ ngon hơn. Mẹ có thể nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào máy phun sương để tăng hiệu quả thư giãn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé

Nâng cao đầu của bé khi ngủ

Tư thế nằm ngủ đầu cao hơn so với thân dưới sẽ giúp đường thở được thông thoáng, giảm tắc nghẽn và hạn chế cơn ho khan về đêm. Nhờ đó, trẻ sẽ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi lại sức khỏe một cách tốt nhất.

Giữ ấm vùng cổ cho trẻ

Nhiệt độ bên ngoài môi trường là yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới tình trạng ho khan ở trẻ, nhất là vào mùa lạnh. Vì vậy, mẹ hãy mặc quần áo ấm và mang khẩu trang, đội mũ cho bé khi ra ngoài. Nhưng lưu ý, nên chọn cho bé loại quần áo có chất liệu vải thoáng mát, thấm hút tốt.

Đồng thời không nên mặc cho bé quá nhiều lớp áo, vì dù sao thân nhiệt của bé cũng cao hơn so với người lớn. Việc mặc áo dày sẽ khiến bé khó chịu, gây bí và đổ mồ hôi dẫn đến nhiễm lạnh.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Có một thực tế là khi bé bị ho khan, sức ăn sẽ giảm đi đáng kể. Việc cổ họng thường xuyên đáu rát, khó chịu khiến bé luôn trong trạng thái mệt mỏi và chuyện ăn uống cũng không còn thiết tha.

Chính vì vậy, trong quá trình nấu ăn, mẹ nên ưu tiên chế biến những món ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp,… để giảm đáng kể sự cọ xát lên vùng họng. Đặc biệt giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn dễ dàng, từ đó chuyển hóa thành năng lượng nhanh chóng và tối ưu hơn.

Mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường đề kháng.

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị ho
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị ho

Trị ho khan bằng bài thuốc dân gian

Biện pháp khắc phục ho khan là gì? Các bài thuốc dân gian với ưu điểm lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện là cách được nhiều mẹ thực hiện mỗi khi bé bị ho khan. Dưới đây là những mẹo trị ho khan phổ biến nhất:

  • Mật ong + chanh: Hiệu quả giảm ho của chanh và mật ong, chắc chắn mẹ nào cũng biết. Sự kết hợp của “bộ đôi” này sẽ nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và tăng sức đề kháng cho bé. Vì vậy, mẹ bắt tay vào làm ngay để đánh bay cơn ho khan cho bé nhé!
  • Lá húng chanh + đường phèn: Trong đông y, lá húng chanh được biết đến là loại thảo dược có tác dụng tiêu độc, lợi phế, giải cảm, trừ đờm. Húng chanh kết hợp với đường phèn sẽ giúp làm dịu họng, ngứa họng và cải thiện cơn ho hiệu quả. Mẹ chỉ cần chưng hỗn hợp lá húng chanh với đường phèn rồi chắt nước cốt cho bé uống liên tục trong 3 – 5 ngày, cơn ho khan sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Tỏi nướng: Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời nâng cao đề kháng hiệu quả. Ngoài dùng tỏi nướng, mẹ có thể thêm gia vị này vào thực đơn của bé để đa dạng các cách bổ sung hơn.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa ho khan ở trẻ?

Nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo về viêm đường hô hấp ở trẻ mỗi khi giao mùa. Do đó, cha mẹ luôn phải đảm bảo sức khỏe hô hấp của trẻ bằng các biện pháp phòng ngừa tại nhà dưới đây:

  • Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ: Không gian nhà cửa không được quét dọn, lau chùi thường xuyên, ẩm thấp, kém vệ sinh sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Điều đó khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý viêm đường hô hấp. Bởi vậy, cha mẹ hãy giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh đồ đạc trong phòng thường xuyên để phòng ho khan cho trẻ
  • Đảm bảo cung cấp cho bé thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, rau xanh và nước uống
  • Hạn chế cho bé đến những nơi khói bụi hay tiếp xúc gần với người hút thuốc lá
  • Giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định, tránh chênh lệch quá với môi trường bên ngoài
  • Tiêm phòng cho bé theo định kỳ để thiết lập hệ miễn dịch, chủ động phòng ngừa các bệnh hô hấp mỗi khi giao mùa

Trên đây là giải đáp “ho khan là gì?” và những kiến thức bệnh lý bổ ích xoanh quanh tình trạng này ở trẻ. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ sớm cải thiện được tình trạng ho khan ở trẻ.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm