6 mẹo trị ho cho bé “đánh bay” nỗi muộn phiền của mẹ

Trẻ bị ho không đáng sợ như nhiều mẹ vẫn nghĩ nếu có trong tay những mẹo trị ho cho bé dưới đây!

Ho là hành động tống xuất “vật lạ” ra khỏi đường thở. Chúng có thể là đờm nhớt, bụi bẩn, virus, vi khuẩn,… Vì vậy, về cơ bản đây là phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

Trường hợp trẻ ho thông thường, bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà dành cho bé. Dưới đây là một số mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà, bố mẹ hãy tham khảo nhé!

??? Xem thêm:

Bổ sung nước uống cho trẻ

Đằng sau những cơn ho, trẻ sẽ bị đau, ngứa rát họng. Nếu cơn ho diễn ra trong nhiều ngày, lớp niêm mạc họng của trẻ còn có nguy cơ bị tổn thương. Lúc này, việc nhai nuốt và ăn uống của bé sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé uống ngay một cốc nước ấm, những triệu chứng khó chịu ở cổ họng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi đó!

Nước không chỉ cấp khoáng, bù đắp “năng lượng” cho hoạt động của các tế bào, nó còn đóng vai trò là chất lỏng giúp làm “nhẹ dịu” cổ họng, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Đặc biệt mẹo chữa ho cho bé này sẽ tối ưu hơn nếu mẹ cho vào cốc nước ấm một chút mật ong hay miếng gừng nữa đó!

Bổ sung cho bé đủ nước
Bổ sung cho bé đủ nước

Đến đây chắc có nhiều mẹ than rằng “bé nhà mình lười uống nước lắm thì phải làm sao?” Đơn giản thôi! Trẻ nào cũng bị kích thích bởi những thứ màu sắc lấp lánh. Thay vì cho bé uống nước lọc “nhạt nhẽo”, mẹ có thể sáng tạo với nhiều thức uống trái cây khác. Không chỉ cấp nước cho cơ thể, các loại nước ép trái cây còn cung cấp vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giảm viêm, tăng cường đề kháng giúp ngăn ngừa cơn ho tái phát hiệu quả.

Một số loại nước ép trái cây tốt cho cổ họng của bé là: nước cam, nước bưởi, nước chanh, nước lê, nước táo,… Với những thức uống thơm ngon, bắt mắt này, chắc chắn trẻ sẽ không chối từ “lời mời”” của mẹ đâu!

Xông hơi tinh dầu

Thêm một mẹo hay trị ho cho bé nữa mẹ nên ghi chép ngay vào sổ tay”chăm sóc sức khỏe cho bé yêu”. Đó chính là phương pháp xông tinh dầu. Hương thơm dịu nhẹ từ các loại tinh dầu tự nhiên sẽ xua tan cảm giác khó chịu, mệt mỏi gây ra bởi những cơn ho. Không những thế, tinh dầu còn giúp giải tỏa tắc nghẽn ở họng và khoang mũi, mang lại hiệu quả đặc biệt với trường hợp trẻ ho đờm.

Xông tinh dầu cho bé khi bị ho
Xông tinh dầu cho bé khi bị ho

Trước khi bé đi ngủ, mẹ chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào máy xông hoặc xịt vào trong phòng bé. Cách làm này vừa giúp bé ngủ ngon hơn, vừa ngăn ngừa kích thích hiệu quả. Các loại tinh dầu thiên nhiên an toàn với trẻ nhỏ mà mẹ có thể dùng là tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm,…

Giữ cho không khí trong phòng luôn thoáng mát

Trẻ tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, hóa chất là nguyên nhân chính gây nên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó, nếu không muốn cơn ho của bé thêm trầm trọng mẹ hãy “bảo vệ” đường hô hấp của bé để tránh sự tấn công của các yếu tố gây hại.

  • Đầu tiên, cần giữ gìn không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ bụi bẩn ở những khu vực bé hay vui chơi và sinh hoạt
  • Hạn chế đưa bé đến nơi đông người, khói bụi
  • Khi bé đi ra ngoài, hãy mang khẩu trang bảo vệ
  • Tránh cho bé tiếp xúc với người hút thuốc lá, hóa chất, lông thú nuôi,…

Vệ sinh họng và mũi

Hệ hô hấp của bé có “sạch” thì mới “khỏe”. Nếu bé bị ho, chứng tỏ có sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Cơ quan hô hấp cần “làm sạch” ngay lúc này đó chính là khoang mũi và họng.

Việc vệ sinh mũi và họng bé thường xuyên sẽ giúp tránh lây lan vi khuẩn, virus. Từ đó kiểm soát cơn ho và các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả hơn.

Vệ sinh mũi, họng cho bé thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm
Vệ sinh mũi, họng cho bé thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm

Mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để tiến hành vệ sinh cho bé. Với những bé lớn, mẹ có thể yêu cầu bé súc miệng để làm sạch họng. Còn với bé nhỏ chưa có khả năng tự vệ sinh cá nhân cho mình, bố mẹ hãy hỗ trợ bé nhé!

Các bước vệ sinh mũi cho bé:

  • Để thực hiện được điều này, mẹ cần sự trợ giúp của dụng cụ hút mũi. Hoạt động nhờ áp lực của khí, nó sẽ giúp hút dịch mũi cho bé nhanh chóng mà không gây quá nhiều sự khó chịu.
  • Trước khi hút mũi cho bé, mẹ nên vệ sinh thật kỹ tay và các dụng cụ thực hiện
  • Sử dụng dung dịch nước muối nhỏ vào mũi trẻ để làm loãng đờm
  • Đợi trong 1-2 phút rồi đặt dụng cụ hút mũi vào hốc mũi, tay bóp bầu hút mũi
  • Nhả tay ra từ từ để tạo áp lực hút dịch mũi
  • Khi 1 bên mũi đã được “làm sạch”, mẹ hãy vệ sinh dụng cụ rồi thực hiện cho bên còn lại

Tắm nước ấm

Mẹo trị ho cho bé bằng cách tắm nước ấm không chỉ cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái.

Giảm ho cho bé bằng cách tắm nước ấm
Giảm ho cho bé bằng cách tắm nước ấm

Sức nóng từ hơi nước sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, loãng đờm, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, mẹ đừng nghĩ con ốm phải kiêng nước nhé! Với những bệnh về viêm nhiễm này, bé cần được “làm sạch”, thông thoáng cơ thể. Việc kiêng tắm sẽ càng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây bất lợi cho quá trình điều trị. Vì vậy, mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày nhé!

Có thể nhỏ vào nước tắm của bé vài giọt tinh dầu để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Cho bé ăn chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Mẹo chữa ho cho bé cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu cho các mẹ đó chính là chú ý đến dinh dưỡng của trẻ. Đối với bất kỳ bệnh lý nào, việc ăn gì, kiêng gì đều vô cùng quan trọng. Khi trẻ bị ho cũng vậy. Dưới đây là những lưu ý trong ăn uống để mẹ xây dựng thực đơn hợp lý cho bé:

Trẻ bị ho ăn gì?

  • Trái cây: cam, táo, bưởi, chanh, lê, đu đủ, dâu tây, việt quất,…
  • Cháo, súp: cháo thịt bò bí đỏ, cháo cà rốt thịt lợn, cháo yến mạch, cháo táo đỏ bí ngô, súp đậu lăng tỏi, súp củ dền cà rốt, súp nấm bông cải xanh
  • Rau xanh: khoai lang, cà rốt, rau ngót, bông cải xanh, nghệ, hành tây, hẹ,…
  • Các loại thịt giúp tăng cường năng lượng: thịt bò, cá hồi, thịt lợn,… Tuy nhiên, khi chế biến, mẹ nên ưu tiên những món hấp, luộc, tránh chiên xào nhiều dầu mỡ quá nhé!

Dinh dưỡng cho bé bị ho
Dinh dưỡng cho bé bị ho

Trẻ bị ho kiêng gì?

  • Các loại hạt khô: hướng dương, đậu phộng,…
  • Thức ăn cay, nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống lạnh, thức ăn cất trữ tủ lạnh
  • Thực phẩm đông lạnh, chứa nhiều chất bảo quản
  • Bánh kẹo nhiều đường, nước ngọt có gas, nước trái cây chứa đường hóa học

Trên đây là 6 mẹo trị ho cho bé có thể áp dụng ngay tại nhà. Mong rằng bố mẹ có thể lựa chọn được phương pháp điều trị ho tốt nhất cho bé yêu.

Tìm kiếm tương tự: mẹo chữa ho,…

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm