Nguyên nhân trẻ ho khan về đêm và cách chữa hiệu quả

Trẻ bị ho khan về đêm là hiện tượng thường gặp, nhất là ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Triệu chứng ho về đêm báo hiếu nhiều vấn đề về sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lý giải nguyên nhân trẻ ho khan về đêm và cách chữa hiệu quả
Lý giải nguyên nhân trẻ ho khan về đêm và cách chữa hiệu quả

Ho khan về đêm là bệnh gì?

Ho khan về đêm là một dạng ho dai dẳng nhưng không tiết ra chất nhầy hoặc dịch. Cơn ho về đêm khiến trẻ dễ tỉnh giấc, ngủ không ngon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tổng thể.

Khác với ho đờm, bé ho vào ban đêm khi ngủ thường do những nguyên nhân về bệnh lý dưới đây:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Đau họng, sổ mũi và ho ở trẻ là những dấu hiệu cho thấy đường hô hấp hoặc đường thở của trẻ có thể bị nhiễm trùng. Có hai loại bệnh đường hô hấp:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: ảnh hưởng đến miệng, mũi, xoang và cổ họng. Nếu con bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, trẻ có thể gặp một vài triệu chứng như ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho có xu hướng nghiêm trọng vào ban đêm, kèm theo đó là tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm họng, sốt.

Nhiễm trùng đường hô hấp gây ho khan cho trẻ
Nhiễm trùng đường hô hấp gây ho khan cho trẻ

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Đôi khi, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi,… Các triệu chứng của đường hô hấp trên bao gồm: ho khan về đêm, khó thở, khò khè, sốt (thường sốt cao khi bị viêm phổi).

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này gây ra cảm giác khó chịu ở ngực, hơi thở hôi, đau họng, khàn giọng, ho khan, cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng. Tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ ngủ vào ban đêm. Tư thế nằm ngủ khiến dịch acid dễ trào ngược, gây kích thích niêm mạc gây ho khan về đêm.

Cảm cúm, cảm lạnh

Cảm cúm hay cảm lạnh đều do virus lây nhiễm qua đường hô hấp gây ra. Các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ, bao gồm ngứa họng, chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, hắt hơi. Trong khi đó, trẻ em bị cảm cúm thường tồi tệ hơn so với khi bị cảm lạnh. Trẻ có thể bị sốt đột ngột, kèm theo ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể, sổ mũi và ho.

Ho khan về đêm là triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh
Ho khan về đêm là triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh

Hen suyễn

Ho khan về đêm còn là biểu hiện đặc trưng của bệnh hen suyễn. Đây là tình trạng đường thở bị viêm và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Khi đường thở nhạy cảm tiếp xúc với một số tác nhân gây kích thích, chúng phản ứng quá mức sẽ trở nên hẹp hơn và gây khó thở. Các triệu chứng có thể khác nhau ở từng trẻ. 

rong cơn hen suyễn, niêm mạc đường thở bị viêm, các cơ thành xung quanh co lại khiến chất nhầy được tạo ra và làm tắc nghẽn. Theo đó, trẻ bị hen suyễn sẽ gặp phải những triệu chứng cụ thể như: ho (đặc biệt là ho mãn tính, thường xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi tập thể dục), thở khò khè, khó thở, ngực căng,…

Trẻ hay ho về đêm ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Đêm là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn để các cơ quan nội tạng có thời gian “bảo dưỡng” sau một ngày hoạt động, học tập. Trẻ ho khan về đêm là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, nhiệt độ vào ban đêm thường thấp hơn so với ban ngày. Đây cũng chính là lúc cơ quan hô hấp phải hoạt động mạnh mẽ để loại bỏ tác nhân gây hại ra ngoài cơ thể. Do đó, trẻ thường dễ bị ho liên tục, kèm theo đó là hiện tượng khàn giọng, mất tiếng.

Khác với cơn ho thông thường, trẻ bị ho khan về đêm đa phần là do nguyên nhân về bệnh lý. Vì vậy, cha mẹ chớ nên chủ quan khi thấy bé ho đêm nhiều ngày.

Bé bị ho về đêm phải làm sao?

Nhiều cha mẹ khi thấy bé bị ho thường tự ý cho con uống thuốc mà chưa thông qua thăm khác. Song đây không phải là cách làm được khuyến khích, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc bé ho vào ban đêm khi ngủ dưới đây:

Vệ sinh mũi họng thường xuyên

Khi bị ho khan thường xuyên, niêm mạc họng và mũi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Việc vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý sẽ giúp làm dịu, cấp ẩm, giảm sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trẻ kiểm soát cơn ho khan vào ban đêm hiệu quả và an toàn hơn.

Vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên
Vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên

Uống nhiều nước

Để cải thiện tình trạng ho khan về đêm, điều quan trọng là cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho bé. Việc cung cấp nước sẽ hạn chế tình trạng thiếu nước, đồng thời giúp làm dịu niêm mạc họng bị viêm, loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn xuống dạ dày và đào thải ra ngoài. Ngoài nước ấm, mẹ có thể chuẩn bị cho bé những ly trà mật ong, gừng hay nước ép trái cây để tăng cường hiệu quả giảm ho.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho khan vào ban đêm là do chất lượng không khí quá khô. Từ đó khiến niêm mạc họng bị kích thích và gây ra phản xạ ho. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé. Những hạt sương li ti sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, hết nghẹt mũi, khó thở, cho bé một giấc ngủ thư giãn hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé

Cho bé uống mật ong

Mật ong nổi tiếng với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp làm mềm, dịu cổ họng. Đồng thời loại bỏ ổ viêm nhiễm, phục hồi niêm mạc họng, từ đó cải thiện cơn ho khan về đêm hiệu quả. Để sử dụng, mẹ có thể pha một thìa cafe mật ong cùng với 1 ly nước ấm, khuấy đều rồi cho bé uống khi còn nóng.

Lưu ý: trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong vì có nguy cơ ngộ độc cao.

Trên đây là giải đáp những thông tin liên quan đến trẻ bị ho khan về đêm. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn, nhất là khi thời tiết đang vào đông, nguy cơ tiềm ẩn các bệnh lý về đường hô hấp là rất cao.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm