Ho gió ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tại nhà – VSHH

Ho gió ở trẻ em được xem là bệnh “vặt vãnh”, trung bình 1 năm có thể gặp tới 3 – 4 lần. Bởi vậy, phụ huynh không nên vội vàng cho trẻ dùng kháng sinh. Thay vào đó, hãy áp dụng các cách chữa ho gió ở trẻ nhỏ an toàn hơn dưới đây.

???

Ho gió có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em là thường gặp nhất
Ho gió có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em là thường gặp nhất

Ho gió ở trẻ em là gì? – vshh

Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể, với mục đích bảo vệ đường hô hấp khỏi sự xâm nhập “bất hợp pháp” của bụi bẩn, vi khuẩn, virus. Ho thường kèm theo đờm nhầy nhưng đôi khi nó chỉ là một cơn ho độc lập. Dựa theo tính chất cơn ho, sẽ có ho khan, ho đờm, ho gió,…

Với tình trạng ho gió ở trẻ em, người ta thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ cơn ho dai dẳng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần không dứt. Đặc trưng của ho gió là không kèm theo đờm nhớt nên dễ khiến trẻ mất sức.

Ho gió làm trẻ mất sức nên vô cùng nguy hiểm
Ho gió làm trẻ mất sức nên vô cùng nguy hiểm

Do hệ hô hấp trẻ chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vì vậy, đây cũng là thời điểm trẻ bị ho gió nhiều nhất trong năm.

Thực chất, ho gió không phải là triệu chứng đáng lo ngại, thường xảy ra do sự tác động từ môi trường, khí hậu bên ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà được xem nhẹ, nếu không điều trị sớm, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,…

Cách nhận biết ho gió ở trẻ em – vshh

Các biểu hiện lâm sàng của các loại ho như ho khan, ho đờm, ho gió khá tương đồng nhau nên rất khó để có thể phân biệt chúng. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của cơn ho gió trong giai đoạn đầu của bệnh:

  • Trẻ ho khan, không xuất hiện đờm, cơn ho thường dai dẳng kéo dài
  • Trẻ cảm thấy khó thở, tức ngực, cổ họng khô ngứa, đau rát
  • Do phải gắng sức để ho nên cơ bụng trẻ sẽ thấy nhói đau
  • Ho lâu ngày khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Thậm chí nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
  • Cổ họng khô nên giọng dễ bị khán. Tình trạng này để lâu rất khó để điều trị dứt điểm

Trẻ bị ho gió phải làm sao? – vshh

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, vì vậy bố mẹ nên hạn chế cho bé uống thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị ho gió. Thay vào đó hãy áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

Điều trị ho gió ở trẻ em bằng gừng và củ cải trắng

Nguyên liệu chuẩn bị: 1/2 củ gừng, 1/2 củ cải trắng, 2 thìa cafe mật ong.

Cách làm:

  • Củ cải gọt vỏ, rửa sạch. Sơ chế gừng cũng tương tự như vậy
  • Đem 2 nguyên liệu này vào máy sinh tố để xay nhuyễn
  • Trộn với mật ong và một chút nước lọc rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút
  • Chắt lấy nước cho bé uống, mỗi lần từ 2-3 thìa

Trị ho gió bằng gừng và củ cải trắng
Trị ho gió bằng gừng và củ cải trắng

Mẹo trị ho gió cho bé bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Nguyên liệu chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá tươi, 1 bát nước vo gạo.

Cách thực hiện:

  • Diếp cá nhặt lấy phần lá, rửa sạch rồi giã nhuyễn
  • Trộn nước vo gạo với diếp cá, sau đó đem hỗn hợp đun với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút
  • Chắt lấy nước rồi cho bé uống

Bài thuốc diếp cá và nước vo gạo trị ho gió cho bé
Bài thuốc diếp cá và nước vo gạo trị ho gió cho bé

Bé bị ho gió với bài thuốc nghệ tươi

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ nghệ, 5g đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Nghệ tươi rửa sạch, cạp vỏ, sau đó giã nhuyễn
  • Thêm nước lọc vào hỗn hợp nghệ tươi giã nhuyễn, tiếp đến thêm đường phèn
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy chừng 10 phút là có thể cho bé sử dụng

Nghệ tươi trị ho gió cho bé
Nghệ tươi trị ho gió cho bé

Bài thuốc tỏi hấp trị ho gió ở trẻ em

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ tỏi, 2 viên đường phèn

Cách thực hiện:

  • Tỏi lột vỏ, đập dập rồi cho vào chén nhỏ cùng với một chút nước ấm
  • Thêm đường phèn vào chén rồi đem chưng cách thủy đến khi đường tan hết
  • Cho bé dùng mỗi ngày 2 – 3 lần

Trị ho gió từ tỏi
Trị ho gió từ tỏi

Hoa đu đủ đực cải thiện cơn ho gió ở trẻ

Nguyên liệu chuẩn bị: 10g hoa đu đủ đực, 2-3 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

  • Đu đủ đực rửa sạch, ngâm với nước muối rồi để ráo nước
  • Cho đu đủ đực vào một cái bát, thêm mật ong rồi trộn đều
  • Hỗn hợp trên đem hấp cách thủy trong khoảng 30 phút
  • Khi chín, thêm nước sôi và nghiền nát hoa đu đủ là có thể cho bé dùng được

Chữa ho gió bằng hoa đu đủ
Chữa ho gió bằng hoa đu đủ

Tỏi và mật ong chữa ho gió ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu chuẩn bị: Tỏi, mật ong.

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ, giá nát rồi trộn đều cùng mật ong với lượng vừa đủ
  • Đem hỗn hợp này chưng cách thủy trong thời gian khoảng 2 phút
  • Nghiền nát tỏi rồi chắt lấy nước cho bé uống
  • Mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 1/2 thìa cafe tỏi mật ong

Chữa ho gió ở trẻ bằng tỏi và mật ong
Chữa ho gió ở trẻ bằng tỏi và mật ong

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé bị ho gió – vshh

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị ho gió ở trẻ, phụ huynh khi chăm sóc cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với những bài thuốc trị ho gió cho trẻ có chứa nguyên liệu mật ong, phụ huynh nên cẩn trọng với trẻ dưới 1 tuổi
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ấm, các loại nước ép trái cây (Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước, chỉ cần bổ sung sữa mẹ cho bé là đủ)
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, có tính mát, tốt cho hệ hô hấp của ter. Chẳng hạn như: táo, chuối, lê, cam, quýt, bưởi,…
  • Khi tắm cho bé nên lau người bằng nước ấm. Tắm cho bé trong phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh
  • Mặc áo ấm cho bé khi trời chuyển lạnh. Mỗi khi ra ngoài trời nên “che chắn” cẩn thận những bộ phận như cổ, tai, bụng, tay, chân của bé
  • Hạn chế cho bé ăn những món ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Tuyệt đối không cho bé uống nước lạnh, ăn kem khi bị ho gió
  • Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, nhất là khu vực phòng của bé, đảm bảo luôn thông thoáng
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, phấn hoa, hoa chất,…

Lưu ý khi chăm sóc bé bị ho gió
Lưu ý khi chăm sóc bé bị ho gió

>>> 15 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả cực cao

Khi nào trẻ bị ho gió cần đến bác sĩ? – vshh

Chất lượng không khí hiện nay ngày một ô nhiễm, công thêm việc thời tiết thay đổi thất thường. Vì vậy, trẻ nhỏ thường rất dễ bị ho. Mỗi đợt ho kéo dài cả tuần, thậm chí hơn khiến mẹ vô cùng lo lắng. Mặc dù, ho gió không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, người nhà cần kịp thời đưa bé đến bệnh viện:

  • Ho gió kéo dài 5 – 8 tuần không khỏi
  • Ngoài triệu chứng ho, bé sẽ kèm theo hiện tượng khó thở, khàn giọng, ngực đau khi hít và thở ra
  • Quấy khóc, ngủ không ngon giấc, suy nhược cơ thể, mệt mỏi
  • Ho ra máu

Trên đây là những thông tin xoay quanh ho gió ở trẻ em và cách giúp mẹ chặn đứng cơn ho cho bé yêu. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ trang bị cho mình được nhiều kiến thức bổ ích trong cẩm nang chăm sóc bé yêu!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm