Trẻ ho có đờm xanh là bị gì? Cách điều trị ra sao?

Trẻ ho có đờm xanh không nên chủ quan, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị viêm nhiễm. Nếu việc điều trị trì hoãn, bệnh sẽ tiến triển nặng và tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe.

??? Trẻ ho có đờm trắng báo hiệu căn bệnh nào đường hô hấp

Trẻ ho có đờm xanh là bị gì? Cách điều trị ra sao?
Trẻ ho có đờm xanh là bị gì? Cách điều trị ra sao?

Tại sao ho có đờm xanh?

Đờm là chất nhầy từ phổi và đường hô hấp dưới, cơ thể sử dụng nó để bẫy vi trùng và chất gây ô nhiễm. Nhiều bộ phận của cơ thể sản xuất chất nhầy, như đường tiêu hóa, cổ họng, mũi, xoang, miệng,… Đờm trong là bình thường. Nó được tạo thành từ nước, muối và các tế bào khác. Khi trẻ bị ốm, đờm có thể đặc lại và đổi màu xanh, do một loại protein đặc hiệu của hệ hô hấp tiết ra để chống lại nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trường hợp ho đờm xanh là do virus rhinovirus, virus cúm A và B, virus adenovirus gây ra. Những tác nhân này trú ngụ ở đường hô hấp, đặc biệt là vùng xoang, khí quản, phế quản và phổi.

Trẻ ho có đờm xanh là biểu hiện của bệnh gì?

Sự thay đổi màu sắc trong đờm có thể mang ý nghĩa khác nhau đối với sức khỏe. Vậy ho có đờm xanh cảnh báo dấu hiệu gì về sức khỏe?

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng các đường dẫn khí chính của phổi, khiến chúng bị kích thích và viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho khan. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng trong cơn ho của trẻ có thể sẽ tạo ra chất nhầy đặc màu xanh.

Trẻ ho đờm xanh do viêm phế quản
Trẻ ho đờm xanh do viêm phế quản

Nếu trẻ bị viêm phế quản, cơn ho có thể kéo dài vài tuần, ngay cả khi các triệu chứng khác đã chấm dứt. Trẻ cũng có cảm giác đau đầu, tức ngực, nhức mỏi, chảy nước mũi hoặc khó thở. Tuy nhiên, điều này phổ biến hơn với bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bệnh viêm phổi

Ho có đờm xanh còn là biểu hiện của bệnh viêm phổi. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến một hoặc cả hai lá phổi. Loại nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đôi khi trẻ có thể bị viêm phổi ngay sau khi chống lại một bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.

Khi bị viêm phổi, trẻ thường ho ra đờm xanh, gỉ sét hoặc vàng, có mùi hôi tanh. Ngoài ra, viêm phổi có gây ra những triệu chứng khác như: sốt, thở nhanh, đau ngực, ho đờm hoặc ho khan, lỗ mũi thở rộng, xương sườn rút lõm khi thở,…

Áp xe phổi

Ho có đờm xanh còn là triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh áp xe phổi. Đây là hiện tượng tích tụ nhiều mủ trong mô phổi do nhiễm khuẩn. Chúng gây ra tình trạng viêm dẫn đến phá vỡ mô phổi, do đó tạo mủ.

Ho ra đờm xanh do áp xe phổi
Ho ra đờm xanh do áp xe phổi

Những người bị áp xe phổi thường bị ho vì các tế bào viêm chống lại nhiễm trùng có thể gây kích ứng mô phổi. Điều này khiến mô bị phân hủy nhiều hơn và do đó tích tụ nhiều chất nhầy hơn. Hàm lượng chất nhầy chất nhầy tăng lên kèm theo sự kích thích trong phổi có thể dẫn đến cơn ho có đờm. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng này, ho có thể xuất hiện màu vàng hoặc xanh lá cây.

Giãn phế quản

Ho có đờm xanh hoặc vàng là một đặc điểm của bệnh giãn phế quản. Đây là sự gia tăng bất thường về kích thước của các phế quản, ống dẫn khí vào phổi. Các phế quản to và rộng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển vào dễ dàng hơn, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh nhân giãn phế quản có xu hướng ho nhiều vào buổi sáng và ban đêm. Trong cơn ho còn kèm theo đờm trắng, xanh và đóng thành cục. Mỗi khi giãn phế quản đã phát triển, tổn thương không thể phục hồi. Tuy nhiên, việc kết hợp vật lý trị liệu thường xuyên để thông ngực và dùng kháng sinh thích hợp sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

COPD là một thuật ngữ chung để chỉ một loạt các bệnh phổi đang tiến triển. Cả hai bệnh viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng đều có thể dẫn đến COPD. Tắc nghẽn phổi mãn tính có thể khiến phổi tạo ra chất nhầy dư thừa, dẫn đến ho có đờm xanh thường xuyên. Không phải tất cả các loại ho đều có tác dụng làm sạch chất nhầy dư thừa ra khỏi phổi. Ho ra đờm xanh bùng phát, không được kiểm soát có thể khiến đường thở bị xẹp và co thắt, gây cản trở khả năng hô hấp của người bệnh.

Tắc nghẽn phổi mãn tính gây ho có đờm
Tắc nghẽn phổi mãn tính gây ho có đờm

Trẻ ho có đờm xanh kéo dài phải làm sao?

Ho đờm xanh kéo dài là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm trở nặng cần được điều trị ngay. Dưới đây là những biện pháp điều trị trẻ ho đờm xanh:

Ho có đờm xanh uống thuốc gì?

Khi thấy bé ho đờm xanh, nhiều cha mẹ thường tự ý mua thuốc cho con uống. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định:

  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm viêm nhiễm tại đường hô hấp, từ đó cải thiện tình trạng ho có đờm xanh
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Giúp giảm độ đặc quánh, độ nhớt khiến long dịch tiết ra từ phế quản. Lưu ý, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, vì vậy người dùng không nên lạm dụng

Ho có đờm xanh uống thuốc gì?
Ho có đờm xanh uống thuốc gì?

Biện pháp điều trị không dùng thuốc

  • Bác sĩ sẽ không khuyến khích dùng thuốc với trường hợp trẻ chớm ho. Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Dưới đây là những biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị ho:
  • Bổ sung nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, từ đó giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ trà ấm, nước trái cây, vừa bổ sung vitamin và khoáng chất, vừa tăng hiệu quả giảm ho
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Biện pháp này giúp hạn chế tối đa sự viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra tại đường hô hấp. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối còn giúp làm dịu cổ họng, giảm đờm, qua đó cải thiện cơn ho hiệu quả
  • Mẹo dân gian trị ho có đờm xanh: Song song với việc dùng thuốc, phụ huynh có thể áp dụng mẹo dân gian để giảm ho cho bé. Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn mà hiệu quả mang lại khá tốt, vì vậy rất được các mẹ tin tưởng. Những thảo dược mà mẹ có thể tận dụng để giảm ho đờm cho bé như gừng, tỏi, chanh, mật ong,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng ho có đờm xanh ở trẻ. Cha mẹ chớ chủ quan khi thấy bé có những biểu hiện bất thường. Việc điều trị cần được nhanh chóng và đúng cách để phòng ngừa biến chứng và những rủi ro về sức khỏe.

??? Xem nhiều hơn:

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm