Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh – Hiểu đúng để đảm bảo an toàn

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạng của các ống phế quản bị viêm. Các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phổ biến bao gồm ho có đờm, chảy nước mũi, thở khò khè và sốt.

Xem nhiều hơn:

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản được chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. Hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là viêm phế quản cấp tính. Lý do là bởi, viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện ở những người thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc hàng ngày.

Trẻ sơ sinh thường bị viêm phế quản cấp tính
Trẻ sơ sinh thường bị viêm phế quản cấp tính

Các dấu hiệu thường thấy ở người bị viêm phế quản bao gồm:

  • Ho dai dẳng, kèm theo đờm đặc màu trắng/ màu vàng/ xanh lá
  • Nghẹt mũi
  • Thở khò khè
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau họng
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh rất khó để nói rõ trạng thái của cơ thể. Chính vì vậy, để nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh buộc phải quan sát cẩn thận những dấu hiệu bên ngoài, chẳng hạn như tình trạng ho, đờm; cách trẻ thở; nghẹt mũi; sốt;… Ngoài ra, khi bị viêm phế quản, trẻ sơ sinh cũng thường có biểu hiện bú kém, nôn trớ.

Tình trạng ho ở trẻ bị viêm phế quản có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, khi các ống phế quản chưa hồi phục hoàn toàn.

Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, không chỉ viêm phế quản gây ra ho. Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, viêm phổi và nhiều bệnh khác. Do đó, khi thấy con ho dai dẳng, cha mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nhận biết viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính

Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh cấp tính. Dẫu vậy, vẫn tồn tại một vài trường hợp trẻ bị viêm phế quản mãn tính. Vì thế, cha mẹ nên học cách phân biệt dấu hiệu viêm phế quản cấp tính và mãn tính ở trẻ sở sinh.

Học cách nhận biết biểu hiện viêm phế quản ở trẻ là điều cần thiết
Học cách nhận biết biểu hiện viêm phế quản ở trẻ là điều cần thiết

Dấu hiệu viêm phế quản cấp tính ở trẻ sơ sinh

Khi bị viêm phế quản cấp tính, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như: ho có đờm, sốt, thở khò khè,… Song, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và bệnh thường không tái phát trong thời gian ngắn. Mô hình bệnh tương tự như cảm lạnh, cảm cúm.

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính ở trẻ em tương tự như viêm phế quản cấp tính, nhưng liên tục tái phát và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm.

Một người bị coi là bị viêm phế quản mãn tính khi họ bị ho có đờm hàng ngày ít nhất 3 tháng trong năm và 2 năm liên tiếp trở lên.

Theo tài liệu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, viêm phế quản mãn tính là một loại bệnh tắc phổi nghẽn mãn tính (COPD). Khi bị bệnh này, các ống phế quản của người bệnh sẽ tạo ra rất nhiều đờm. Đờm không biến mất; hoặc có biến mất nhưng nhanh chóng xuất hiện trở lại trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu con cần đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản

Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần đi khám bác sĩ?
Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần đi khám bác sĩ?

Trẻ bị viêm phế quản có thể nhanh chóng bình phục khi được điều trị đúng cách ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy con có các biểu hiện dưới đây, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 3 tuần
  • Trẻ liên tục bị sốt cao hơn 37,9 độ C trong hơn 3 ngày
  • Trẻ ho ra đờm có lẫn máu
  • Trẻ bị tim bẩm sinh, hen suyễn

Kết luận

Ho có đờm, sốt, thở khò khè, mệt mỏi, bú kém, nôn trớ,… là các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp. Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị viêm phế quản tại nhà nhưng tình trạng bệnh của con không thuyên giảm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Nhi để được hỗ trợ.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm