Bật mí với mẹ cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Ho, nghẹt mũi ở trẻ thường khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng? Cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh thế nào an toàn, hiệu quả? Hãy cùng vesihohap.com tìm ra câu trả lời cho 2 câu hỏi này nhé!

Cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân ho, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp ho, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là do cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể ho, nghẹt mũi do viêm tiểu phế quản, dị ứng, viêm xoang,…

Nếu trẻ ho, nghẹt mũi kèm theo đờm lẫn máu, đau ngực nặng hoặc sốt trên 39 độ C, cha mẹ cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi.

Các bậc phụ huynh có thể thể phần nào biết được vấn đề sức khỏe con đang phải đối mặt thông qua việc quan sát các triệu chứng.

Dấu hiệu cảm lạnh

Hầu hết các trường hợp trẻ bị ho, nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm
Hầu hết các trường hợp trẻ bị ho, nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm

Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh thường gồm: 

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi (nước mũi ban đầu có thể trong, sau vài ngày chuyển sang dạng đặc có màu vàng hoặc xanh lá cây)

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm: sốt, hắt xì, ho khan, chán ăn, cáu gắt, khó ngủ, khó bú (do nghẹt mũi).

Dấu hiệu cảm cúm

Trẻ bị cảm cúm thường có dấu hiệu:

  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Sốt (trên 37,9 độ C)
  • Ớn lạnh, cơ thể run rẩy
  • Nhức đầu
  • Đau cơ
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau bụng
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Thở khò khè

Trẻ bị cảm cúm thường có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu hơn trẻ bị cảm lạnh thông thường.

Dấu hiệu viêm tiểu phế quản

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm tiểu phế quản trong mùa thu, đông và đầu xuân.

Trong vài ngày đầu, triệu chứng viêm phế quản tương tự cảm lạnh: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ. Sau đó trẻ có thể cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, một số trẻ cũng bị viêm tai giữa.

Dấu hiệu dị ứng môi trường

Dị ứng bụi, nấm mốc,... cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho, nghẹt mũi
Dị ứng bụi, nấm mốc,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho, nghẹt mũi

Các triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bị dị ứng môi trường (bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa,…) bao gồm:

  • Hắt xì
  • Đỏ và ngứa mắt
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Sổ mũi
  • Trẻ cũng có thể bị nổi mề đay, phát ban, ngứa da,…

Dấu hiệu viêm xoang

Khi bị viêm xoang, trẻ có thể có biểu hiện:

  • Triệu chứng cảm lạnh (chảy nước mũi, ho) kéo dài hơn 10 ngày
  • Chảy nước mũi vàng/ xanh đặc hơn 4 ngày
  • Ho ban ngày nặng hơn ban đêm
  • Quầng thâm quanh mắt
  • Sưng mũi và mắt
  • Sốt kéo dài 4 ngày liên tiếp
  • Hôi miệng
  • Đau họng
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn

Cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Trường hợp con chỉ bị ho, nghẹt mũi nhẹ do cảm lạnh, dị ứng, cha mẹ có thể áp dụng những tips dưới đây để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Tránh mất nước

Cho con bú đầy đủ để tránh mất nước
Cho con bú đầy đủ để tránh mất nước

Khi bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh có thể từ chối bú sữa mẹ. Điều đó dễ khiến con bị mất nước, cổ họng bị khô. Khi bị khô, họng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị kích thích. Lúc này, chỉ một vài tác nhân nhỏ như bụi, không khí khô cũng có thể khiến trẻ bị ho dữ dội.

Các bậc phụ huynh cũng có thể cân nhắc sử dụng máy phun sương để giữ cho không khí không bị khô trong những ngày độ ẩm thấp.

Sử dụng siro ho Fitobimbi

Siro hỗ trợ điều trị ho Fitobimbi có thành phần 100% là chiết xuất thảo dược thiên nhiên, được sử dụng trong các bệnh viện Nhi công lập tại Ý trong hơn 20 năm giúp làm dịu cổ họng, kháng viêm, tiêu đờm,… an toàn, hiệu quả.

Fitobimbi - “Vệ sĩ” bảo vệ hô hấp cho bé yêu
Fitobimbi – “Vệ sĩ” bảo vệ hô hấp cho bé yêu

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi của con, cha mẹ có thể cho con sử dụng một trong những dòng sản phẩm sau:

  • Fitobimbi Broncamil: Sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi; hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường hô hấp trên, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm,…
  • Fitobimbi Propoli: Sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi; hỗ trợ làm dịu họng, tăng cường sức khỏe đường hô hấp trên, hỗ trợ giảm đau họng, ho do viêm họng trong các trường hợp cảm lạnh.
  • Fitobimbi Tussiflux Junior: Sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi bị ho, ho có đờm, đau họng do viêm họng hoặc cảm cúm,…

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ từ 0 tuổi sử dụng xịt họng Golani giúp giảm ho, làm dịu cổ họng,… tức thì.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm mềm chất nhầy trong mũi, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.

Phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý cụ thể như sau:

  • Để con nằm và nâng đầu con lên một góc 30 độ; nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi.
  • Sau 30 – 60 giây thì nghiêng đầu con sang bên để nước muối và chất nhầy trong mũi chảy ra.
  • Cuối cùng, mẹ dùng khăn giấy thấm sạch nước mũi và lau mũi cho con một cách nhẹ nhàng (không lau bên trong mũi).

Hút mũi

Hút mũi giúp loại bỏ chất nhầy gây nghẹt mũi
Hút mũi giúp loại bỏ chất nhầy gây nghẹt mũi

Nếu phương pháp rửa mũi không đạt hiệu quả như mong muốn; sau khi làm mềm chất nhầy trong mũi con bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng (ống bơm, dụng cụ hình chữ U) để hút mũi cho con.

Hạn chế các tác nhân gây dị ứng

Trường hợp con bị ho, nghẹt mũi do bụi, nấm mốc, phấn hoa,…; cha mẹ cần tránh để con tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này bằng cách:

  • Thay vỏ gối, ga trải giường thường xuyên.
  • Vệ sinh nhà cửa, hút bụi hằng ngày.
  • Đóng kín cửa phòng con nếu trong nhà có người hút thuốc lá, nuôi chó mèo, gần khu vực nhiều bụi,…
  • Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí.

Kết luận

Các cách trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên đây có thể áp dụng cho trẻ bị cảm cúm, viêm tiểu phế quản, viêm xoang,… Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng mà không thể điều trị hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu trẻ bị ho, nghẹt mũi do cảm cúm, viêm tiểu phế quản, viêm xoang,… cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ để trẻ được điều trị kịp thời, triệt để; tránh để bệnh chuyển biến thành các biến chứng nguy hiểm.

??? Xem thêm:

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm