6 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản áp dụng tại nhà

Trong năm đầu đời, trẻ sơ sinh hay bị mắc bệnh hô hấp. Bởi lúc này hệ miễn dịch còn yếu, chưa phát huy đúng vai trò “bảo vệ” cơ thể. Vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đó là “đờm”, gây khó thở, ăn uống kém và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ một số cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả.

6 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh
6 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đờm – Vì đâu nên nên lỗi?

Trẻ sơ sinh bị đờm không phải là tình trạng quá xa lạ với nhiều phụ huynh. Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, chúng luôn tồn tại trọng họng một lượng nhất định. 

Không phải “nhân vật phản diện” như nhiều phụ huynh nghĩ, đờm được sản sinh do cơ chế phòng vệ của cơ thể. Chúng “đóng vai” “người bảo vệ” tạo màng chắn ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, bụi bẩn tấn công đường hô hấp. 

Tuy nhiên, nếu như ở người lớn, chúng ta có thể tự loại bỏ được đờm nhớt tích tụ ở cổ họng bằng cách “khạc đờm”. Thì ở trẻ nhỏ lại hoàn toàn khác, trong 1 năm đầu, chúng chưa có khả năng thực hiện được điều này. Khi sự sản sinh và loại bỏ mất cân bằng, “đờm” sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong họng gây một số bất lợi cho trẻ.

80% nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh không phải lý do bệnh lý
80% nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh không phải lý do bệnh lý

Hậu quả là trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, khó thở, quấy khóc, sặc, nôn trớ, lười bú, mệt mỏi,…

Phần lớn trường hợp trẻ sơ sinh bị đờm không liên quan đến các bệnh lý viêm đường hô hấp. Tuy vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà loại trừ nguyên nhân này. Bởi, trong giai đoạn này, hệ thống “phòng thủ” của cơ thể trẻ còn yếu, nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus,… hoặc lây nhiễm từ người khác.

??? Tổng hợp 4 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị đờm là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đờm có thể là tín hiệu cảnh báo trẻ một số bệnh viêm đường hô hấp. Cụ thể như sau:

  • Viêm phế quản: Bệnh này gây nên những cơn ho đờm, thở khò khè, khó thở và mệt mỏi
  • Hen phế quản: Khi bị hen phế quản, trẻ sẽ bị ho đờm dai dẳng. Cơn ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Bên cạnh đó, nếu theo dõi kĩ, mẹ có thể nghe thấy tiếng thở rít phát ra từ ngực trẻ.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là bệnh lý xuất phát khi thức ăn không được tiêu hóa hết. Khi trẻ nằm, thức ăn và dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản gây ho. Bên cạnh đó, trẻ sẽ còn xuất hiện triệu chứng nôn mửa.

Tổng hợp cách trị đờm cho trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ bị đờm, thuốc kháng sinh không phải giải pháp phù hợp. Thay vào đó, bố mẹ hãy áp dụng một số cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh dưới đây:

Hút mũi cho bé – Đơn giản mà hiệu quả

Khi xuất hiện đờm trong khoang mũi, người lớn chúng ta có thể chủ động “tống” ra ngoài bằng cách “hỉ mũi”. Nhưng trẻ nhỏ, chúng cần sự trợ giúp của phụ huynh để thực hiện điều đó! 

Hút mũi cho bé là một công việc không dễ, vì vậy mẹ cần đến sự trợ giúp của một số dụng cụ. Chẳng hạn như: dung dịch nước muối, bình hút mũi và miếng khăn mềm.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh
Hút mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ khi bị hút mũi sẽ thấy khó chịu nên thường la hét, quấy khóc. Mẹ hãy hiểu cho bé, đừng quát mắng. Thay vào đó hãy bình tĩnh xử lý vấn đề, nói chuyện với bé nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ đều vào 2 bên mũi bé. Thực hiện bước này trước khi hút mũi sẽ làm dịch nhầy được làm loãng giúp dễ tống ra ngoài hơn
  • Dụng cụ hút mũi sau khi được khử trùng sạch sẽ, mẹ đặt ống vào 1 bên mũi của trẻ. Đồng thời tay bóp bầu ống
  • Sau đó từ từ thả tay ra để tạo lực, hút đờm ra ngoài
  • Khi vệ sinh xong 1 bên mũi, mẹ hãy cọ rửa dụng cụ thật sạch trước khi thực hiện cho bên còn lại
  • Dùng khăn mềm thấm nước ấm rồi lau mũi cho bé thật sạch
  • Thực hiện hút mũi cho bé 1-2 lần/ngày

Xông tinh dầu giảm ngay tắc nghẽn

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu là giải pháp tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý cho các bậc phụ huynh.

Trong trường hợp trẻ bị đờm nhiều trong mũi và họng, người ta thường dùng dầu tràm để giảm tắc nghẽn.

Xông tinh dầu giúp giảm tắc nghẽn
Xông tinh dầu giúp giảm tắc nghẽn

Hương thơm dịu nhẹ từ tinh dầu tràm sẽ giúp “làm sạch” không khí trong phòng, mang lại cảm giác thoải mái. Đồng thời, nó cũng mang đến tác động tích cực trong việc làm tiêu đờm, giúp trẻ hít thở dễ dàng.

Mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm để khuếch tán hương thơm quanh phòng ngủ của bé. Hoặc cho vào nước ấm dùng để tắm cho bé cũng là cách chữa đờm hiệu quả và an toàn.

Vỗ long đờm – Tổng đờm ra ngoài nhanh chóng

Đây là một phương pháp sử dụng lực từ cổ tay vỗ vào phần lưng của trẻ. Từ đó tạo lực đẩy “tống xuất” đờm ra khỏi họng. Vỗ long đờm cần được thực hiện đúng kỹ thuật, bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng sẽ gây tổn thương đến với trẻ. Bởi vậy, nếu bố mẹ chưa tự tin, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia.

Vỗ long đờm cho bé
Vỗ long đờm cho bé

Các bước tiến hành vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:

  • Trước khi thực hiện vỗ long đờm, mẹ có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối để giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Đặt bé nằm ở tư thế úp người, đầu dốc xuống hoặc nằm nghiêng một bên đều được
  • Tay mẹ khum lại, vỗ vào vùng lưng của bé
  • Lực tác động nhẹ nhàng, di chuyển từ trên xuống dưới 
  • Mỗi lần vỗ long đờm chỉ nên thực hiện trong vòng 15 phút

Lưu ý: Tránh vỗ long đờm cho bé khi vừa mới ăn no.

Bài thuốc trị đờm cho trẻ sơ sinh

Ngoài những cách trên, bố mẹ có thể cho bé dùng thêm một số bài thuốc dân gian để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Lá hẹ là loại rau gia vị góp mặt trong nhiều món ăn bổ dưỡng. Hơn thế nữa, với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn cực tốt, lá hẹ còn xuất hiện trong những bài thuốc trị đờm cho trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu chỉ ra, trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh mẽ, chẳng hạn như Odorin, Sulfit, Allicin. Chúng giúp khôi phục niêm mạc bị tổn thương, giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.

Lá hẹ trị đờm cho trẻ sơ sinh
Lá hẹ trị đờm cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số cách trị đờm cho bé bằng lá hẹ:

Lá hẹ + đường phèn:

  • Ngâm lá hẹ với nước muối pha loãng để làm sạch
  • Cắt lá hẹ thành khúc nhỏ rồi cho vào một cái bát
  • Thêm 2-3 viên đường phèn vào bát. Sau đó đem hỗn hợp lá hẹ đường phèn hấp cách thủy
  • Đun đến khi đường phèn tan hết là có thể tắt bếp
  • Gạt bỏ phần xác, chắt lấy nước cho bé uống

Nước ép lá hẹ:

  • Lá hẹ sơ chế sạch rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn
  • Thêm ½ cốc nước lọc vào trộn đều với hỗn hợp lá hẹ đã xay nhuyễn
  • Dùng rây lọc bỏ phần xác, phần nước còn lại cho bé uống trong ngày

Tiêu đờm cho bé bằng quất xanh

Quất là loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả của người Việt. Ít người biết rằng nó còn là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng những ưu điểm tuyệt vời của loại quả này để trị đờm cho bé nhé!

Quất xanh hấp đường phèn
Quất xanh hấp đường phèn

Với cách trị đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng quất xanh mẹ có thể kết hợp với đường phèn. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Quất xanh ngâm, rửa sạch
  • Cắt đôi quả, bỏ hạt
  • Vắt bớt nước bên trong rồi trộn với đường phèn
  • Chưng cách thủy hỗn hợp đường phèn và quất xanh trong 20 phút
  • Cho bé uống nước cốt quất xanh, đường phèn 2-3 lần/ngày, đờm sẽ nhanh chóng tan biến

Lá húng chanh chữa đờm cho bé sơ sinh

Nhờ chứa thành phần codein, lá húng chanh mang đến tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Ngoài ra, vị chua của lá chanh còn có thể tận dụng trị đờm vô cùng hiệu quả. Mẹ hãy thử áp dụng cho bé nhé!

Sử dụng phần lá non của húng chanh, ngâm rồi rửa sạch.

Lá húng chanh chữa đờm cho trẻ sơ sinh
Lá húng chanh chữa đờm cho trẻ sơ sinh

  • Thái nhỏ rồi thêm đường phèn
  • Trộn đều hỗn hợp, sau đó đem hấp cách thủy
  • Thời gian nấu là khoảng 15 phút
  • Cuối cùng, chắt lấy nước cốt rồi cho bé uống

Những lưu ý khi thực hiện cách tiêu đờm cho trẻ

Khi áp dụng cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Những mẹo trên chỉ áp dụng cho trường hợp trẻ bị đờm ít ngày. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và nhận được giải pháp điều trị kịp thời
  • Trong quá trình thực hiện, phụ huynh cần theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng ngay, đưa trẻ đến bệnh viện khi nghiêm trọng
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn

Phụ huynh đã nắm vững 6 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh chưa? Hy vọng thông tin này sẽ giúp bố mẹ trang bị kiến thức cần thiết trong chăm sóc sức khỏe của bé yêu. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm