4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ không tốn kém

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là cách thực hiện đơn giản, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả và áp dụng như thế nào vẫn còn là băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Bật mí 4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ KHÔNG TỐN KÉM
Bật mí 4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ KHÔNG TỐN KÉM

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, hãy cùng xem bệnh lý này có thể gây ra những “rắc rối” gì cho bạn nhé!

Nếu tai của bạn bị đau, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo một bệnh nhiễm trùng tai, đây là tình trạng viêm tai giữa. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ nhỏ. Trẻ em có nhiều khả năng bị viêm tai giữa hơn người lớn vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển, điều này khiến trẻ khó chống lại nhiễm trùng.

Tai được chia thành 3 bộ phận: tai ngoài (bao gồm tai và ống tai), tai giữa (bao gồm màng nhĩ và ba xương nhỏ gọi là ossicles) và tai trong. Các ống Eustachian có nhiệm vụ cân bằng áp suất không khí trong tai giữa và cho phép chất nhầy thoát từ tai giữa xuống cổ họng. Tuy nhiên, đôi khi, ống có thể bị tắc do tắc nghẽn, khiến chất lỏng từ tai giữa tích tụ. Vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào tai giữa qua các ống Eustachian, dẫn đến nhiễm trùng tai.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu chủ quan, bệnh có thể gây nên những biến chứng khó lường, chẳng hạn như viêm xương chũm, viêm tai giữa mãn tính, liệt mặt ngoại biên, thủng màng nhĩ, mất thính lực, tắc tĩnh mạch não, áp xe não, viêm màng não,…

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ có tốt không?

Khi được chẩn đoán mắc viêm tai giữa, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cũng cần chú ý hơn tới thói quen sinh hoạt và ăn uống. Đồng thời áp dụng thêm các bài thuốc dân gian, chẳng hạn như lá hẹ để bệnh mong chóng phục hồi.

Từ lâu, lá hẹ trở thành thảo dược quý được người xưa tận dụng trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, điển hình như viêm tai giữa. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc vẫn là “dấu hỏi” mà nhiều người còn nghi ngờ.

Trong đông y, lá hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, khởi dương thảo,… Hẹ tươi có đặc tính ôn, mang lại tác dụng tán độc, ôn trùng, hành khí. Bởi vậy, lá hẹ thường được xuất hiện trong những bài thuốc trị ho, mồ hôi trội, tiểu nhiều lần,… Thêm vào đó, vị cay chua nhẹ của lá hẹ còn mang lại tác dụng giảm sưng đau, nên hỗ trợ điều trị viêm tai giữa khá tốt.

Tác dụng chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ
Tác dụng chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Trên thực đã có có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác dụng của lá hẹ. Họ phát hiện trong lá hẹ có chứa Odorin. Đây là một hoạt chất kháng sinh mạnh mẽ với các loại vi khuẩn và tụ cầu. Vì vậy, chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa mức độ nhiễm trùng hiệu quả.

Tổng hợp 4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Lá hẹ chữa viêm tai giữa mặc dù là phương pháp khá lành tính. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách để tránh gây ra rủi ro khi áp dụng, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Dưới đây là 4 cách trị viêm tai giữa bằng lá hẹ.

Lá hẹ tươi chữa viêm tai giữa

Chữa viêm xoang bằng lá hẹ tươi là cách thực hiện đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị 40g lá hẹ tươi, một chút muối tinh và 1 chai chiết nhỏ
  • Lá hẹ nhặt bỏ phần úa vàng sau đó ngâm trong dung dịch nước muối tầm 15 phút
  • Rửa lá hẹ với 2 – 3 lần nước sau đó để ráo
  • Cho lá hẹ vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt
  • Cho phần nước cốt lá hẹ vào chai chiết đã được rửa sạch
  • Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch này vào tai. Duy trì áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ kết hợp phèn chua

Phèn chua thường được dùng để làm sạch tạp chất trong nước cũng như thực phẩm. Ngoài ra, nguyên liệu này còn đem đến nhiều lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Loại dược liệu này có tác dụng sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn nên rất thích hợp trong điều trị viêm tai giữa. Sự kết hợp giữa “bộ đôi” lá hẹ và phèn chua sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm tai giữa.

Cách trị viêm tai giữa bằng lá hẹ và phèn chua được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 50g lá hẹ tươi, 50g phèn chua
  • Làm sạch lá hẹ sau đó cắt khúc
  • Cho lá hẹ và phèn chua vào chung nồi, tiến hành đun với lửa nhỏ
  • Khi phèn chua tan chảy thì bạn có thể tắt bếp
  • Tán bột mịn hỗn hợp phèn chua và lá hẹ thu được sau đó bảo quản trong hũ thủy tinh
  • Mỗi lần dùng, bạn sử dụng nửa thìa bột phèn lá hẹ và rắc vào tai
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để bệnh nhanh khỏi

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, phèn chua
Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, phèn chua

Trứng rán lá hẹ – Món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Bạn đừng quên lá hẹ còn là thực phẩm thơm ngon, có thể sử dụng trong rất nhiều món ăn nhé! Bổ sung lá hẹ qua đường ăn uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt do viêm tai giữa gây ra.

Cách làm trứng rán lá hẹ được thực hiện như sau:

  • Sơ chế sạch lá hẹ, thái nhỏ rồi cho vào bát
  • Đập 2 quả trứng vào bát, dùng đũa đánh đều
  • Bắp chảo lên bếp, đun nóng với dầu ăn rồi tiến hành tráng trứng
  • Rán vàng đều có hai mặt là có thể thưởng thức

Canh thịt, lá hẹ nấu cùng đậu hũ

Cách làm món canh thịt, đậu hũ lá hẹ rất đơn giản mà còn dễ ăn. Khi bị viêm tai giữa, bạn hãy thường xuyên ăn món này nhé!

Hướng dẫn làm món canh thịt nấu đậu hũ, lá hẹ:

  • Chuẩn bị 100g thịt xay nhuyễn, 1 bìa đậu hũ và 1 năm lá hẹ
  • Thịt xay ướp với bột canh, bột ngọt, nước mắm
  • Xào săn thịt với dầu ăn, khi gần chín thì cho lá hẹ vào
  • Thêm nước lọc vào nồi, chờ sôi rồi cho đậu phụ thái miếng nhỏ vào
  • Nêm nêm gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp

Canh thịt, lá hẹ nấu cùng đậu hũ
Canh thịt, lá hẹ nấu cùng đậu hũ

Một số lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Sở hữu những ưu điểm vượt trội như dễ thực hiện, ít tác dụng phụ, cách trị viêm tai giữa bằng lá hẹ được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh dẫn đến rủi ro đáng tiếc:

  • Lá hẹ chữa viêm tai giữa chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, không dùng thay thế với thuốc điều trị. Vì vậy, bạn vẫn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để dứt điểm bệnh
  • Một số cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ như kết hợp với phèn chua chưa được chứng minh hiệu quả. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện
  • Vì là bài thuốc dân gian nên hiệu quả của lá hẹ chữa viêm tai giữa sẽ phát huy chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn

Trên đây là tổng hợp các cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ. Với trẻ nhỏ, bạn cần thận trọng khi sử dụng những bài thuốc dân gian như lá hẹ nhé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm