Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh – Lời khuyên từ bác sĩ

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyến nghị, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để xác định cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn.

Chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè

Thở khò khè có thể là triệu chứng của các bệnh thường gặp về đường hô hấp như cảm lạnh, dị ứng,… đôi khi, nó cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như hen suyễn, xơ nang, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,… Tìm ra nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp bạn xác định được cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh phù hợp.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ khò khè là điều quan trọng
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ khò khè là điều quan trọng

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh thở khò khè bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản và viêm phổi
  • Dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Bệnh hen suyễn
  • Dị vật lọt vào đường thở, chẳng hạn như mẩu thức ăn hoặc đồ chơi nhỏ
  • Các tình trạng bẩm sinh hiếm gặp như xơ nang ảnh hưởng đến phổi hoặc đường hô hấp
  • Các tình trạng hô hấp mãn tính như loạn sản phế quản phổi (BPD), thường gặp hơn ở trẻ sinh non

Thở khò khè phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng có đường thở nhỏ hơn. Ngay cả cảm lạnh nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh vì lượng chất nhầy gia tăng trong đường thở vốn đã hẹp. Do đó, hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè đều không đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu con bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thở khò khè nhiều, điều quan trọng là phải cho con đi khám bệnh. Bằng cách quan sát, hỏi triệu chứng, khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe), bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc đờm, đo chức năng hô hấp, nội soi tai mũi họng, xét nghiệm dị nguyên,… để đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Cách trị ho khò khè cho trẻ sơ sinh

Cách trị ho khò khè cho bé khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, thở khò khè chỉ đơn giản là dấu hiệu của chứng cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng nhẹ và dễ dàng khỏi khi được điều trị phù hợp.

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh do cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ ho khò khè do cảm lạnh có thể điều trị tại nhà
Trẻ ho khò khè do cảm lạnh có thể điều trị tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh ho khò khè do cảm lạnh, cảm cúm, cha mẹ có thể điều trị bệnh cho con ngay tại nhà bằng cách:

  • Cho con nghỉ ngơi đầy đủ
  • Uống nhiều nước
  • Ăn các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe như cam, nước ép ổi,…

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh nếu con bị đau đầu, đau khớp hoặc thuốc kháng sinh nếu trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn.

Nếu các triệu chứng rất nghiêm trọng và con bị khó thở, trẻ có thể phải nhập viện để được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ. 

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh do dị ứng

Với trẻ bị thở khò khè do dị ứng, điều quan trọng cha mẹ cần làm là giúp con tránh khỏi các tác nhân gây bệnh (khói thuốc, bụi, phấn hoa, lông động vật,…). 

Nếu không thể tránh khỏi các chất gây dị ứng thì bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ cho trẻ dùng thuốc để giúp giảm bớt triệu chứng ho khò khè khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Một số trường hợp dị ứng nhẹ và có thể khỏi, nhưng vẫn tồn tại những trường hợp dị ứng nặng ảnh hưởng đến hô hấp có thể đe dọa đến tính mạng của con nếu không được quản lý đúng cách.

Lưu ý: Cha mẹ cần đưa con đi khám bệnh nếu con có triệu chứng thở khò khè sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng cụ thể. Vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh dị ứng nghiêm trọng.

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn khi bị khò khè
Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn khi bị khò khè

Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị do bác sĩ yêu cầu, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số tips dưới đây để giúp con giảm bớt khó chịu do chứng thở khò khè.

  • Ngăn trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi, lông động vật, phấn hoa bằng cách đóng kín cửa phòng con nếu nhà ở gần nơi nhiều bụi bặm (đường lớn, công trường,…), không cho động vật vào phòng con, sử dụng máy lọc không khí,…
  • Cho con uống đủ nước, giúp cổ họng không bị khô và làm lỏng chất nhầy trong đường thở.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để thêm hơi ẩm vào không khí ở nhà vì điều này có thể giúp bé dễ chịu hơn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi của con.

??? 7 cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trẻ sơ sinh bị khò khè, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu lo lắng về tình trạng thở khò khè của con, đặc biệt là khi bạn không thể xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm sự trợ giúp nếu tình trạng thở khò khè đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Thở khò khè trong thời gian dài
  • Thở khò khè thường xuyên, dai dẳng, liên tục tái phát
  • Đột nhiên thở khò khè (có thể trẻ đã hít phải dị vật, dị vật trong đường thở có thể khiến trẻ bị khó thở)

Tựu trung, cha mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh phù hợp. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân, bạn đừng quên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

??? Xem chi tiết: Trẻ sơ sinh bị ho: 12 cách “gỡ rối” cho mẹ

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm