5 cách chữa ho và nôn cho bé MẸ CẦN BIẾT

Bé bị ho và nôn có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Lúc này phụ huynh cần biết cách chữa ho và nôn cho bé để nhanh chóng dập tắt với hiện tượng này!

???

5 cách chữa ho và nôn cho bé mẹ nên biết
5 cách chữa ho và nôn cho bé mẹ nên biết

Hiện tượng trẻ bị ho và nôn

Ho là cơ chế tự bảo vệ của đường hô hấp, xảy ra khi có yếu tố “lạ” xâm nhập. Xuất hiện đồng thời với hiện tượng ho, trẻ bao giờ cũng bị tăng tiết đờm ở họng. Hai “nhân vật” này không đóng vai phản diện như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng đều là hoạt động có lợi cho trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ ho đi kèm với các triệu chứng bất thường như khó thở, thở khò khè, sốt,… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

Trong khi đó, nôn trớ là hành động có liên quan đến hệ tiêu hóa, xảy ra khi dạ dày bị kích thích khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ có thể là do đầy bụng, ăn uống nhanh,…

Khi ho và nôn trớ xảy ra đồng thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, ăn uống và giấc ngủ ở trẻ.

Bé ho càng nhiều, thức ăn và dịch nhầy bị đầy từ dạ dày lên thực quản càng nhiều. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng. Sớm biết được nguyên nhân gây ho và nôn ở trẻ sẽ giúp bố mẹ chủ động trong công tác chăm sóc và điều trị.

Nguyên nhân gây ho và nôn ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm. Trong những năm đầu đời, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa là 2 cơ quan thường gặp vấn đề nhất. Trẻ bị ho và nôn phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến là:

  • Trẻ không thích nghi kịp với nhiệt độ: Trẻ hít phải khí lạnh sẽ dễ gây kích ứng cổ họng gây ho và nôn trớ
  • Hen suyễn: Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng khó thở, đau tức ngực. Bên cạnh đó, trẻ còn thường xuyên bị ho, cơn ho xuất hiện từng cơn gây mệt mỏi và khó chịu
  • Viêm xoang: Bệnh này dễ gây lầm tưởng với hen suyễn. Nhưng khi trẻ bị viêm xoang sẽ xảy ra tình trạng phù nề, nghẹt mũi, đau mũi. Triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Khi đó dịch nhầy sẽ chảy xuống cổ họng, gây kích ứng ho và khiến trẻ bị nôn trớ
  • Viêm họng: Bệnh chủ yếu gây bởi virus, một số trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang nên dịch vị và các thức ăn dễ bị đẩy lên miệng
  • Dị ứng: Trẻ cơ cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng bởi các yếu tố lạ từ bên ngoài (bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết,…). Chúng khiến cơ thể giải phóng histamin gây ho và nôn trớ
  • Nguyên nhân khác: thay đổi tư thế đột ngột, ăn quá no, vướng dị vật,…

Trẻ bị ho và nôn có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý
Trẻ bị ho và nôn có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý

Cách chữa ho và nôn cho bé

Ho và nôn trớ tuy là hiện tượng thường gặp. Nhưng không vì thế mà bố mẹ chủ quan. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Vậy trẻ ho bị nôn phải làm sao?

Rửa mũi cho trẻ

Đây là cách chữa ho và nôn cho bé được các chuyên gia đánh giá cao, giúp loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp trong khoang mũi, tránh tình trạng viêm nhiễm. Khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý về tư thế nằm của bé, liều lượng nhỏ để tránh làm bé bị sặc.

Vệ sinh mũi cho bé
Vệ sinh mũi cho bé

Các bước tiến hành được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị dung dịch nhỏ mũi 0.9% natri hoặc mẹ có thể tự pha theo tỷ lệ 500ml nước sôi với 4g muối tinh
  • Dùng khăn mềm vệ sinh qua mũi trẻ
  • Nhỏ 4-5 giọt dung dịch vào hai bên mũi của trẻ
  • Khi dịch nhầy được làm lỏng và chảy ra ngoài, dùng khăn mềm lau sạch cho bé

Chia nhỏ bữa ăn

Đôi khi bé bị ho và nôn trớ do mẹ cho bé quá nhiều hoặc quá nhanh trong 1 lần. Kích thước dạ dày của bé còn nhỏ nên không thể chứa cùng lúc nhiều lượng thức.

Giải pháp tốt nhất cho bé lúc này đó là chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa. Mẹ không nên nhồi nhét trẻ ăn quá nhiều. Khi bé không muốn ăn hãy dừng ngay để tạo thói quen tốt cho bé.

Massage bằng dầu nóng

Nếu trẻ bị ho và nôn do nhiễm lạnh, phụ huynh có thể xử lý bằng cách xoa dầu vào gan bàn chân, bụng, ngực của bé. Cách chữa ho và nôn cho bé này giúp tăng lưu thông máu, loại bỏ được độc tố. Đồng thời giữ ấm cơ thể, cải thiện cơn ho. Từ đó giảm được kích thích dạ dày, trẻ sẽ không còn bị nôn trớ nữa.

Massage bằng dầu nóng cho bé
Massage bằng dầu nóng cho bé

Hỗ trợ điều trị ho bằng siro thảo dược

Siro ho từ thảo dược không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng mà còn có khả năng tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, phục hồi niêm mạc, giúp điều trị từ sâu bên trong. 

Mẹ nên chọn những loại siro ho được điều chế từ keo ong – hoạt chất kháng viêm, giảm ho hiệu quả hoặc các loại thảo dược có đặc tính cay, ấm. Một trong những sản phẩm siro ho như thế đang được các mẹ tin dùng cho bé yêu là: Fitobimbi Propoli, Fitobimbi Broncamil, Fitobimbi Tussiflux, Xịt họng Golanil.

Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu
Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu

Điều trị bằng thuốc tây y

Cách chữa ho và nôn cho bé bằng thuốc tây cần được sử chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc đặc trị được dùng trong trường hợp này là:

  • Thuốc kháng sinh: Phù hợp với trẻ bị ho và nôn do nhiễm khuẩn
  • Thuốc tiêu đờm: Acemuc, N-acetylcystein, Bromhexin,…
  • Thuốc kháng histamine: Cetirizin hydroclorid, Loratadin, Clorpheniramin maleat

Trên đây là một số cách chữa ho và nôn cho bé. Trong quá trình áp dụng, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp xử lý phù hợp.

??? 10 Cách trị ho ngứa cổ họng cho bé

Nguồn: Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm