6 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em giúp mẹ phát hiện sớm

Viêm xoang ở trẻ em có thể khác với viêm xoang ở người lớn. Thông thường, trẻ sẽ bị ho, hơi thở hôi, cáu kỉnh, ít năng lượng, sưng quanh mắt, kèm theo chảy nước mũi. Cùng theo dõi 6 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em dưới đây để có thể phát hiện sớm!

6 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em giúp mẹ phát hiện và điều trị sớm
6 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em giúp mẹ phát hiện và điều trị sớm

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Xoang là vùng rỗng của hộp sọ, nằm phía sau mắt, mũi và má. Những khu vực này thường chứa đầy không khí, cho phép bạn hít thở không khí bình thường qua chúng. Tuy nhiên, khi xoang bị tắc nghẽn do chất lỏng hoặc do viêm nhiễm, nó có thể khiến vi tích tụ và xoang bị nhiễm trùng. Thuật ngữ “viêm xoang” dùng để chỉ tình trạng viêm và nhiễm trùng của các xoang.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến xoang bị viêm bao gồm cảm lạnh thông thường, lệch vách ngăn, polyp mũi hoặc dị ứng.

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang gây đau đớn, khó chịu và đôi khi khiến trẻ bị mệt mỏi, thậm chí suy nhược. Vì vậy, phụ huynh cần xử lý ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng bệnh ngày càng trở nặng, gây nhiều phiền toái cho trẻ nhỏ.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu các biểu hiện viêm xoang mũi ở trẻ em, đây là hai loại nhiễm trùng xoang mà mẹ nên lưu ý. Đầu tiên, viêm xoang cấp tính, phổ biến ở trẻ và ít gây suy nhược hơn. Thứ hai, viêm xoang mãn tính, triệu chứng kéo dài và xảy ra thường xuyên. Nếu con bạn đang ở viêm xoang mức độ mãn tính, đã đến lúc nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang bao gồm:

Chảy dịch mũi

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em đầu tiên phải kể đến hiện tượng chảy dịch mũi. Khi các xoang của con bạn bị viêm, chúng bắt đầu tiết ra dịch chảy xuống mũi. Chất dịch này thường có màu vàng hoặc xanh lá cây, đôi khi màu sắc có thể đục, thậm chí màu nâu, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

Chảy dịch mũi là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm xoang
Chảy dịch mũi là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm xoang

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chất dịch mũi có thể đi xuống phía sau cổ họng. Do đó, trẻ nhỏ có thể được chẩn đoán là viêm xoang nếu đột nhiên bị ho mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác.

Nghẹt mũi

Triệu chứng ngược lại với chảy dịch mũi và nghẹt mũi cũng là dấu hiệu nhận biết viêm xoang ở trẻ. Tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi các xoang bị viêm. Điều này là do cơ thể cố gắng chống lại nhiễm trùng, dẫn đến sưng tấy, khiến trẻ cảm thấy khó thở hơn bình thường.

Mất khứu giác

Một biểu hiện viêm xoang ở trẻ em nữa đó là con bạn sẽ cảm thấy khó ngửi hoặc nếm đồ ăn. Giải thích về tình trạng viêm xoang mất khứu giác, các chuyên gia cho biết, sở dĩ trẻ nhỏ bị viêm xoang thường xuyên bị mất khả năng nếm mùi vị là do các tình trạng chảy dịch mũi diễn ra ồ ạt mà không thể thoát ra ngoài khiến chúng tràn vào xoang gây bít tắc lỗ thông hơi. Nghiêm trọng hơn cả mất khứu giác, tình trạng này còn khiến niêm mạc mũi phù nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trẻ bị viêm xoang bị mất khả năng khứu giác
Trẻ bị viêm xoang bị mất khả năng khứu giác

Đau họng

Chất nhầy có tác dụng giữ ấm cho cổ họng, nhưng khi bị viêm xoang, việc tăng tiết chất dịch ồ ạt có thể gây tác dụng ngược. Chất nhầy dư thừa liên tục có xát vào khu vực này, gây kích thích cổ họng. Do đó, việc ăn, uống và nuốt có thể là một thách thức lớn khi trẻ bị viêm xoang. Giọng nói của con bạn cũng có thể trở nên khàn đặc, gây ra sự ức chế.

Ho

Ho là phản ứng của cơ thể đối với các triệu chứng nhiễm trùng. Với viêm xoang, triệu chứng chảy nước mũi thường bắt đầu phản ứng vì hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ cố gắng loại bỏ cảm giác nhột nhột ở phía sau cổ họng. Thông thường, có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để loại bỏ các chất gây kích ứng.

Ho cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang
Ho cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang

Mệt mỏi

Mệt mỏi – biểu hiện viêm xoang ở trẻ em là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh này. Khi bị viêm xoang, cơ thể phải “làm việc” không ngừng nghỉ, tham gia vào quá trình chống lại kẻ xâm lược cho đến khi virus biến mất. Vì vậy, năng lượng của cơ thể trẻ cũng sẽ bị rút lại gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt, vì hệ thống miễn dịch của trẻ phải liên tục sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể nên trẻ có thể cảm thấy khó ngủ vào ban đêm.

Những triệu chứng viêm xoang ở trẻ cảnh báo nguy hiểm!

Trẻ nhỏ cần đi khám viêm xoang nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Trẻ ho dai dẳng gây ảnh hưởng đến ăn uống, giác ngủ
  • Khó thở, thở nhanh
  • Trẻ sốt cao mặc dù đã sử dụng thuốc hạ sốt
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng trong nhiều ngày
  • Trẻ bị chảy dịch ở tai
  • Triệu chứng viêm xoang ở trẻ không những không cải thiện sau 2 ngày điều trị mà còn có xu hướng gia tăng

Cách phòng bệnh viêm xoang ở trẻ, cho mẹ yên tâm!

Viêm xoang ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như polyp mũi, viêm tai giữa ứ dịch, viêm phế quản mãn tính, viêm dây thần kinh thị giác, viêm túi lệ, áp xe não, viêm màng não,… Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ viêm xoang, tuyệt đối không được chủ quan, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, để phòng ngừa các biểu hiện viêm xoang ở trẻ em bùng phát, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Cho con bạn sử dụng nước muối sinh lý. Sử dụng chúng thường xuyên để giữ cho mũi ẩm nhất có thể
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện chất lượng không khí, tốt cho niêm mạc mũi và họng
  • Giữ con bạn tránh xa khói thuốc và các chất gây ra triệu chứng dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi,…
  • Khi tắm cho bé, không để nước chui vào mũi hoặc tai
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Luôn cập nhật cho bạn và con bạn về việc tiêm chủng
  • Không tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên

Trên đây là 6 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm