Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè: 6 cách xử lý tại nhà cho bé nhanh khỏi

Bé thở khò khè và ho là những triệu chứng có mức độ nặng mà bố mẹ không nên xem thường. Vì vậy, phụ huynh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

Bé thở khò khè và ho là triệu chứng nặng, không nên xem thường
Bé thở khò khè và ho là triệu chứng nặng, không nên xem thường

Nhận biết bé thở khò khè và ho

Do hệ cơ quan còn non yếu, khả năng tự miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đã trở thành “người bạn” vô cùng “thân thiết” của trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường. Bên cạnh những biểu hiện thường gặp như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng,… trẻ ho khò khè cũng là dấu hiệu đáng chú ý.

So với những triệu chứng thường gặp, bé thở khò khè và ho có mức độ nghiêm trọng hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, giấc ngủ, trẻ ho khò khè còn có nguy cơ biến chứng, đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển.

Phụ huynh có thể thông qua những biểu hiện dưới đây để sớm nhận biết trẻ bị ho khò khè:

  • Trẻ ho nặng tiếng, xuất hiện đờm sau mỗi cơn ho
  • Thường xuyên sụt sịt, thở chủ yếu bằng miếng, tiếng thở mạnh, rít
  • Trẻ khó thở nên có cảm giác khó chịu, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, mặt mày tím tái, xanh xao,…

Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè là bệnh gì?

Phần lớn trường hợp trẻ ho khò khè thường bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp trên. Chẳng hạn như:

Viêm tiểu phế quản

Đây là tình trạng viêm nhiễm tại tiểu phế quản. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé có các triệu chứng như sốt nhẹ, sổ mũi, ho khò khè nhiều đờm, khó thở,…

Trẻ bị viêm tiểu phế quản
Trẻ bị viêm tiểu phế quản

Bệnh gặp chủ yếu ở nhóm trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi nên triệu chứng thường diễn biến rất nhanh chóng. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để tránh dẫn đến tình trạng thiếu oxy, cơ thể tím tái, chán ăn, bỏ bú. Thậm chí, nặng hơn có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp.

Hen suyễn

Bé thở khò khè và ho là 2 trong số những dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Khi bị bệnh, cơ quan phế quản của trẻ sẽ bị viêm nhiễm. Từ đó gây ra những cơn co thắt bất thường khiến cho trẻ bị khó thở, thở nhanh, đau tức ngực, kèm theo đó là cơn ho khò khè, đặc đờm.

Trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn

Hiện nay, nguyên nhân gây hen suyễn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, các giải pháp được áp dụng hiện nay vẫn chỉ mang tính chất điều trị tạm thời chứ không có khả năng dứt điểm bệnh lý.

Viêm phổi

Viêm phổi xảy ra ở trẻ có hệ miễn dịch yếu. Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường có biểu hiện ho húng hắng, sốt nhẹ, khụt khịt ở mũi, ăn uống không ngon miệng,… Sau đó, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn khiến thân nhiệt trẻ tăng lên cao bất thường, ho dai dẳng kèm đờm, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, mặt tím tái,… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp, co giật,… gây đe dọa tới tính mạng trẻ.

Viêm mũi dị ứng

Thời tiết chuyển mùa, không khí ô nhiễm, bụi bẩn, khói xe, thuốc lá,… là nguy cơ đe dọa tới sự hít thở của trẻ.

Khi “cửa ngõ” của cơ quan hô hấp tiếp xúc với các “vật thể lạ” trên sẽ kích thích cơ thể sản sinh histamin gây tích tụ chất đờm, khiến cổ họng trẻ đau, rát và ngứa vô cùng khó chịu.

Bé thở khò khè và ho là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng
Bé thở khò khè và ho là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng

Đây là căn bệnh phổ biến ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ vô cùng mệt mỏi. Trẻ sẽ bị ngứa họng, mắt, mũi và các vùng da trên cơ thể, kèm theo đó là các triệu chứng khác như ho, thở khò khè, nghẹt mũi, đau đầu, phát ban,…

Những bệnh lý khác

Bé thở khò khè và ho còn xuất phát từ những bệnh lý khác như viêm VA, viêm amidan, viêm phế quản co thắt, vướng mắc dị vật trong đường thở, bệnh lao,…

Mời các mẹ xem video của chuyên gia nhận định:

Trẻ bị ho khò khè phải làm sao?

Trẻ có thể ngừng thở khi lên cơn hô hấp nặng. Việc chủ quan, lơ là, coi thường những triệu chứng tưởng chừng như không đáng lo ở trẻ này có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là những bước xử lý khi nghi ngờ trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng ho, thở khò khè:

Tìm gặp bác sĩ

Trẻ sơ sinh bị ho và khó thở thường bắt nguồn từ các bệnh lý nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phổi,… Những bệnh lý này kéo dài có thể đe dọa tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ. Do đó, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bệnh, bố mẹ hãy đưa tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bé
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bé

Với những trẻ có thể trạng yếu, mức độ bệnh diễn biến nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu gia đình cho bé điều trị nội trú. Ngược lại, với bé thở khò khè và ho do những bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường như viêm VA, viêm mũi dị ứng,… bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ tại nhà.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà mà mẹ có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng ho khò khè ở trẻ (nếu không quá nghiêm trọng). Tuy chúng không thể thay thế các biện pháp điều trị y tế, nhưng nhằm mục đích hỗ trợ, phục hồi sức khỏe cho trẻ đáng kể.

Tăng cường độ ẩm trong phòng

Không khí trong phòng khô khốc, đặc biệt là vào những ngày thời tiết lạnh sẽ khiến các vấn đề ở họng và mũi trẻ trở lên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc quan tâm đến chất lượng không khí, độ ẩm trong phòng là vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị bé thở khò khè và ho.

Tăng cường độ ẩm trong phòng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Tăng cường độ ẩm trong phòng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn

Một số mẹo phụ huynh có thể áp dụng cho bé:

  • Cho trẻ tắm nước nóng. Với điều kiện, phòng tắm kín gió, nhiệt độ nước vừa phải, lau khô người, quấy khăn ấm cho trẻ sau khi tắm xong để tránh bị nhiễm lạnh
  • Xông hơi bằng cách chuẩn bị nồi xông (nước nóng hoặc nước nấu với thảo dược). Cần lưu ý, giám sát trẻ trong quá trình xông hơi để tránh tình trạng bỏng da
  • Sử dụng máy lọc không khí: Loại máy này hoạt động bằng cách giải pháp hơi nước để tăng cường độ ẩm trong không khí. Điều này giúp cho trẻ giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn đường thở, loại bỏ chất nhầy, mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn hơn

Uống nước ấm

Cho trẻ uống nước ấm giúp làm loãng đờm
Cho trẻ uống nước ấm giúp làm loãng đờm

Nước ấm pha với 1 thìa cafe mật ong hoặc các chất lỏng khác như nước ép hoa quả, trà nóng,… sẽ giúp thư giãn đường thở và làm loãng chất nhầy. Tuy nhiên, mật ong không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Súc miệng bằng nước muối

Với trẻ lớn (trên 3 tuổi), phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước muối tự pha để sát khuẩn, làm sạch họng, cải thiện tình trạng khò khè, đờm nhớt ở trẻ.

Tránh các chất gây dị ứng

Nếu cơn ho khò khè của trẻ xuất phát từ tác nhân gây dị ứng nào đó, hãy ngăn trẻ tiếp xúc với chúng. 

Một số chất gây dị ứng phổ biến là: bụi bẩn, điều kiện thời tiết ẩm mốc, phấn hoa, lông vật nuôi, nhựa mủ, côn trùng cắn, lúa mì, sữa, các loại hạt, động vật giáp xác, đậu nành,…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thở khò khè và ho sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, từ đó sức đề kháng cũng bị giảm sút. Các nhà nghiên cứu đang ngày càng tìm hiểu nhiều hơn về vai trò của dinh dưỡng trong việc kiểm soát các triệu chứng này.

Đánh giá nghiên cứu năm 2015 cho thấy, vitamin C có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ăn thực phẩm giàu vitamin C có vẻ hiệu quả hơn so với việc bổ sung vitamin C.

Dinh dưỡng cho bé bị ho
Dinh dưỡng cho bé bị ho

Vì vậy, mẹ hãy bổ sung một số thực phẩm sau vào chế độ ăn của trẻ để khai thác triệt để lợi ích của vitamin C nhé!

  • Bông cải xanh
  • Rau bina
  • Cà chua
  • Ớt chua
  • Những trái cây họ cam

Đánh giá này cũng ghi nhận mối liên hệ giữa việc cải thiện sức khỏe đường hô hấp và chế độ ăn giàu vitamin E và D.

  • Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong những thực phẩm: các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, cá (cá hồi, cá kiếm,…), lòng đỏ trứng gà,…
  • Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong: kiwi, xoài chín, hạnh nhân rang khô, bơ đậu phộng, bông cải xanh, dầu đậu nành,…

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao

Do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên bé thở khò khè và ho có thể tái phát nhiều lần trong năm. Vì vậy, mẹ cần chủ động hơn trong công tác phòng ngừa để giảm sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Hiện nay, một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp đã có vắc xin phòng ngừa, phụ huynh nên thực hiện đúng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

  • Mặc áo ấm cho trẻ khi thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, mũi họng và răng miệng để tránh sự lây nhiễm
  • Rửa tay đúng cách, sau khi chạm vào đồ vật, trước và sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi ngoài trời để cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe
  • Tránh các nguy cơ gây dị ứng: phấn hoa, lông vật nuôi, bụi bẩn,…
  • Không gian sống nên trồng nhiều cây xanh, nhưng cần vệ sinh thường xuyên để tránh côn trùng làm tổ

Trên đây là những kiến thức hữu ích về tình trạng bé thở khò khè và ho. Đồng thời, chia sẻ cho quý phụ huynh một số cách chăm sóc và phòng ngừa. Mong rằng thông tin này sẽ giúp bố mẹ bảo vệ tốt cho sức khỏe của bé yêu!

??? Trẻ sơ sinh ho và hắt hơi là dấu hiệu của bệnh gì?

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm