Bé ho nhiều nhưng không sốt là bệnh gì? Cách chăm sóc như thế nào? – VSHH

Bé ho nhiều nhưng không sốt là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không được chủ quan, cần tiếp tục theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm ho kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.

??? Xem thêm:

Bé ho nhiều nhưng không sốt cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng
Bé ho nhiều nhưng không sốt cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bệnh gì? – vshh

Về cơ bản, ho là phản ứng có lợi cho cơ thể, giúp tống “vật thể” lạ xâm nhập bất hợp pháp vào đường hô hấp. Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho kéo dài không sốt lại xuất phát từ bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Cụ thể như sau:

  • Viêm tiểu phế quản: Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị viêm tiểu phế quản. Thời điểm trẻ dễ bị bệnh nhất là cuối đông, đầu xuân. Ngoài triệu chứng trẻ ho lâu ngày không sốt, bệnh còn gây khó thở, thở khò khè khiến trẻ vô cùng khó chịu.
  • Viêm tắc thanh quản: Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là triệu chứng điển hình của bệnh lý này.
  • Hen phế quản: Cơn ho thường dai dẳng, kéo dài tới 10 ngày. Lắng nghe kỹ sẽ có tiếng thở rít. Triệu chứng của bệnh thường có xu hướng nặng hơn về đêm.
  • Ho nhiều không sốt là một biểu hiện của hen phế quản
    Ho nhiều không sốt là một biểu hiện của hen phế quản

    Ho gà: Đây là bệnh lý lây nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thời gian đầu, trẻ sẽ có biểu hiện ho nhẹ. Sau đó nếu không được điều trị kịp thời, cơn ho sẽ nghiêm trọng hơn, kéo theo đó là các triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, hắt hơi, thở rít, nôn trớ,… Thậm chí là co giật và ngừng thở.

  • Cảm lạnh: Bé ho nhiều nhưng không sốt là là triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh. Phần lớn trẻ bị cảm lạnh là do nhiễm virus Rhinovirus. Biểu hiện thường gặp là ho, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, có thể sốt hoặc không. Với những trẻ có đề kháng tốt, sau 3 – 5 ngày, bệnh có thể tự khỏi. Ngược lại, với trẻ có sức đề kháng yếu ớt, nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là tình trạng viêm phổi.

??? Trẻ bị ho: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Những sai lầm thường gặp trong cách chăm sóc bé ho nhiều nhưng không sốt – vshh

Vì thiếu kiến thức sức khỏe, nhiều cha mẹ dễ dàng mắc phải những sai lầm sau khi chăm sóc bé ho lâu ngày không sốt:

  • Tự ý mua kháng sinh cho bé uống: Nhiều cha mẹ khi thấy con chớm ho là mua ngay kháng sinh cho bé uống. Tuy nhiên, việc tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ sẽ gây ra những rắc rối không hề nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Điển hình là tình trạng nhờn thuốc, khiến bệnh khó điều trị hơn trong đợt sau.

Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh
Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh

  • Kiêng tắm cho bé: Bố mẹ thường kiêng tắm, kiêng gió mỗi khi con bị ho. Tuy nhiên, việc không vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập, khiến bệnh ngày một nặng hơn.
  • Không vệ sinh mũi, họng và khoang miệng: Mũi, họng và khoang miệng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến trẻ hô hấp khó khăn. Từ đó làm bệnh khó điều trị hơn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống quá kiêng khem: Thời xưa thường có quan niệm trẻ ho nên kiêng gà, tôm, cua,… Thế nhưng, mẹ có biết rằng việc kiêng khem quá chặt sẽ khiến bé thiếu đi những dưỡng chất quan trọng không? Hơn nữa, đây lại là những thực phẩm chứa nhiều thành phần có lợi cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ.

Ngoài ra, việc cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, môi trường khói bụi, hay không đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài cũng khiến tình trạng ho ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bé ho nhiều nhưng không sốt phải làm sao? – vshh

Tình trạng trẻ 7 tháng ho khan nhưng không sốt không đáng lo ngại. Bố mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà dưới đây để giảm triệu chứng ở trẻ:

Một số bài thuốc dân gian trị ho cho bé

Những bài thuốc dân gian có thành phần 100% thảo dược vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao trong điều trị ho ở trẻ. Một số cách chữa ho không sốt ở trẻ bằng thảo dược là:

  • Chữa ho bằng lá hẹ, đường phèn
  • Bài thuốc trị ho khan không sốt ở trẻ từ gừng
  • Đường phèn kết hợp với húng chanh
  • Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm trị ho cho bé được chiết xuất từ thiên nhiên. Chẳng hạn như một số loại siro ho như: Broncamil Bimbi, Golanil Spray Orale,…

Bài thuốc dân gian trị ho cho bé
Bài thuốc dân gian trị ho cho bé

Bé ho nhiều nhưng không sốt nên ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Và khi bé bị ho cũng vậy. Việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này sẽ bổ sung “nguồn sức mạnh” cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, chống lại tác nhân gây bệnh.

Vậy bé ho không sốt nên kiêng gì, ăn gì?

Những thực phẩm nên bổ sung cho bé

  • Cháo, súp: Trẻ bị ho sẽ dễ mất sức, cơ thể khó chịu nên rất lười ăn. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ những món ăn được chế biến dạng lỏng. Chúng rất dễ nhai, dễ nuốt và không gây kích ứng cổ họng. Các món cháo súp bổ dưỡng cho bé bao gồm: cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt lợn bồ ngót, cháo gà khoai lang,….
  • Nước ép trái cây: Khi bị ho, cơ thể trẻ sẽ rất dễ mất nước. Vì vậy, việc cho trẻ uống các loại trái cây là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, trái cây còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung các loại nước trái cây trong bữa phụ cho bé mỗi ngày nhé!
  • Thực phẩm giàu sắt, kẽm và vitamin A: Đây là những dưỡng chất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé bao gồm: trứng, sữa, thịt bò, các loại rau có màu xanh, màu đỏ,…

Dinh dưỡng cần bổ sung cho bé bị ho
Dinh dưỡng cần bổ sung cho bé bị ho

Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm lạnh: Mẹ nên hạn chế cho bé uống nước lạnh, các loại đồ ăn đông lạnh. Bởi chúng sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến thương phổi khiến cơn ho ngày một nặng nề hơn.
  • Thực phẩm béo, ngọt: Các loại bánh kẹo, socola, đồ ăn chiên rán, nhiều giàu mỡ,… cũng là những thực phẩm trẻ cần kiêng kỵ để tránh cơ thể sản sinh nhiều đờm, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Đồ ăn cay: Những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt,… sẽ dễ gây kích ứng cổ họng, đồng thời khiến cơ thể sản sinh nhiều đờm nhơn hơn. Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn khi bị ho.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: đậu phộng, hạt vừng, hướng dương, hạt bí,….

Giữ ấm cơ thể cho bé

Vào mùa lạnh, mẹ cần mặc cho bé áo ấm, tránh làm bé nhiễm lạnh khiến cơn ho dai dẳng, khó chữa hơn. Ngoài ra, khi đến nơi đông người nên mang khẩu trang cho bé, rửa tay nếu có tiếp xúc với đồ vật để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Giữ ấm cơ thể cho bé
Giữ ấm cơ thể cho bé

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa

Không gian sống nhiều khói thuốc, bụi bẩn sẽ khiến bé hô hấp khó khăn. Vì vậy, mẹ nên giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, nhất là khu vực phòng ngủ của bé. Trong những ngày thời tiết hanh khô, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng cường chất lượng không khí trong phòng, mang đến cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

Khi nào bé ho nhiều nhưng không sốt cần đi bác sĩ? – vshh

Bố mẹ không được chủ quan, cần theo dõi trẻ sát sao, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện:

  • Ho ra máu
  • Khó thở, thở khò khè, đau tức ngực
  • Cảm giác vướng víu cổ họng khi nuốt thức ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
  • Nôn trớ liên tục

Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề bé ho nhiều nhưng không sốt. Chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo, nhưng mong rằng nó sẽ là một kênh thông tin hữu ích giúp bố mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm