Khi bé ho có nên vỗ lưng không? Cách vỗ long đờm đúng kỹ thuật – VSHH

Vỗ lưng là một biện pháp được thực hiện khi trẻ ho có đờm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn khi bé ho có nên vỗ lưng hay không? Phương pháp này liệu có đạt hiệu quả cao và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các mẹ!

Khi bé ho có nên vỗ lưng không?
Khi bé ho có nên vỗ lưng không?

Vỗ lưng cho trẻ bị ho là gì? – vshh

Ho là phản ứng sinh lý bình thường để chống lại vật thể lạ tấn công khí quản. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng khạc để đẩy chúng ra. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc làm này là quá sức. Trẻ chưa có khả năng tự khạc đờm nên vỗ lưng được coi là biện pháp “chữa cháy” mà nhiều mẹ thường áp dụng trong trường hợp này!

Ho là hiện tượng thường gặp ở trẻ
Ho là hiện tượng thường gặp ở trẻ

Thực chất, vỗ lưng long đờm là kỹ thuật dùng lực rung từ cánh tay tác động vào ngực để tạo áp lực tống đờm ra khỏi cổ họng. Phương pháp này gây tác động lên phổi, dựa theo nhịp thở của bé để thay đổi áp suất trong đường dẫn khí. Nhờ vậy, trẻ bớt khò khè, khó chịu ở họng, ăn ngon và ngủ ngoan hơn.

Khi bé ho có nên vỗ lưng không? – vshh

Vỗ lưng long đờm nếu được thực hiện đúng cách sẽ giúp trẻ hô hấp dễ dàng. Đồng thời giảm được tình trạng khó chịu, khò khè, nôn trớ,… Đặc biệt, nó còn giúp giải phóng đờm nhớt vướng mắc trong cổ họng một cách nhanh chóng. Tránh tình trạng ứ đọng lâu ngày dẫn đến suy hô hấp.

Vỗ long đờm là biện pháp giúp trẻ giảm ho đờm
Vỗ long đờm là biện pháp giúp trẻ giảm ho đờm

Vậy khi bé ho có nên vỗ lưng không? Câu trả lời là Có. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi trẻ. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tiến hành thực hiện đúng kỹ thuật, tránh động tác mạnh làm bé bị tổn thương.

Bé cần được vỗ long đờm khi nào?

  • Bé ho kèm đờm nhớt, tiếng thở nặng, khò khè
  • Trẻ bị viêm phổi mắc nhiều đờm trong khí quản
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp mãn tính hoặc viêm phế quản có xuất hiện triệu chứng ho đờm
  • Mắc vấn đề về đờm sau phẫu thuật
  • Trẻ mắc bệnh về nhược cơ, thần kinh nên không có khả năng tự khạc đờm

Trong trường hợp nào mẹ không nên vỗ long đờm cho bé?

  • Trẻ mắc bệnh lý về tim mạch
  • Chấn thương lồng ngực
  • Ung thư phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch
  • Đường thở bị dị tật
  • Không nên vỗ lưng sau khi trẻ ăn no

Thời điểm vỗ long đờm

Khi bé ho có nên vỗ lưng cho bé thường xuyên không? Thông thường, trẻ sẽ bị ho nhiều hơn sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Bởi đờm sẽ sản sinh nhiều hơn khi bé chìm vào giấc ngủ. Do đó, mẹ nên thực hiện vỗ long đờm cho bé vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, vỗ lưng sẽ giúp bé giảm ho, long đờm trong họng. Từ đó cho bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

??? Top 10 siro ho cho trẻ sơ sinh người tiêu dùng bình chọn

Cách vỗ lưng cho trẻ bị ho có đờm – vshh

Ngoài thắc mắc khi bé ho có nên vỗ lưng không, cách tiến hành vỗ lưng cho bé như thế nào cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thực tế, cách vỗ lưng cho bé khi bị ho không quá phức tạp, bố mẹ chỉ cần nắm rõ các bước dưới đây là có thể giúp bé giảm cơn ho nhanh chóng:

Tư thế vỗ lưng long đờm cho bé bị ho

  • Cho bé nằm nghiêng một bên
  • Vỗ lưng cho bé ở tư thế ngồi, đầu có xu hướng cúi về phía trước
  • Mẹ có thể bế vác trẻ, mặt úp vào ngực và vai khi thực hiện vỗ long đờm

Kỹ thuật vỗ long đờm cho bé bị ho
Kỹ thuật vỗ long đờm cho bé bị ho

Xác định vị trí vỗ long đờm

Vỗ cho bé ở vị trí sau lưng, xuất phát từ vùng phổi, vỗ dần lên trên để tạo áp lực đẩy đờm ra ngoài.

Kỹ thuật vỗ lưng cho bé bị ho đờm

Sau khi đã lựa chọn tư thế vỗ lưng phù hợp cũng như xác định chính xác vị trí cần tác động, mẹ hãy tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Bàn tay khum lại, sao cho các ngón tay khít lại với nhau không tạo ra kẽ hở. Nếu nắm được kỹ thuật, sẽ tránh được những tổn thương làm bé khó chịu. Đồng thời, loại bỏ được nhiều đờm hơn.
  • Động tác vỗ lưng nên sử dụng lực từ cổ tay, tránh dùng cánh tay. Người thực hiện cần vỗ dứt khoát nhưng phải thật nhẹ nhàng. Đây được coi là động tác khó, vì vậy, bố mẹ nên luyện tập trước khi áp dụng cho bé.
  • Dùng lực cổ tay vỗ lưng từ vị trí gần phối dần tới nách.
  • Thực hiện vỗ lưng cho bé kéo dài trong thời gian từ 5 – 10 phút. Sau mỗi 3 phút, mẹ nên bế trẻ ở tư thế an toàn. Kích thích trẻ phản xạ ho bằng cách dùng tay nhấn cổ bé.

Mẹ nên thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất
Mẹ nên thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất

Những lưu ý khi thực hiện vỗ rung đờm cho bé bị ho  – vshh

Bài viết này ngoài việc giải đáp khi bé ho có nên vỗ lưng không, mẹ sẽ được cung cấp những thông tin hữu ích khi thực hiện kỹ thuật này. Vậy những lưu ý trong quá trình vỗ long đờm cho bé là gì?

  • Thời gian vỗ rung đờm cho bé không được vượt quá 30 phút
  • Đặt bé ở đúng tư thế để tránh làm bé bị sặc hoặc nôn trớ
  • Thực hiện vỗ đờm cho bé khi bụng rỗng. Thời gian lý tưởng nhất là trước bữa ăn khoảng 1 giờ
  • Sau khi vỗ đờm cho bé, mẹ cần vệ sinh mũi và họng bé thật sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm
  • Cởi bớt quần áo trước khi vỗ đờm
  • Người thực hiện cần tháo bỏ trang sức đeo tay để không làm tổn thương bé khi vỗ long đờm
  • Nếu thực hiện đúng kỹ thuật vỗ, bạn sẽ nghe thấy âm thanh bồm bộp. Ngược lại, nếu nghe thấy tiếng bèm bẹt thì cần xem lại xem đã vỗ đúng cách chữa
  • Động tác vỗ nên dùng lực cổ tay chứ không phải cánh tay. Di chuyển tay từ trái sang phải
  • Tuyệt đối không được vỗ lên vùng xương ức, dạ dày và xương sống

Trên đây là giải đáp khi bé ho có nên vỗ lưng không và kỹ thuật vỗ lưng cho bé đúng cách. Phụ huynh không nên tự áp dụng tại nhà cho bé khi chưa nắm đúng kỹ thuật. Tốt nhất nên đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

??? 15 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn hiệu quả cao

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm