Trẻ mới chớm ho phải làm sao? Biện pháp điều trị tại nhà mẹ cần áp dụng ngay!

Bé chớm ho phải làm sao là vấn đề nhiều mẹ cần giải đáp. Bởi mẹ hiểu rằng, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây sẽ giúp mẹ “dập tắt” cơn ho cho bé nhanh chóng!

??? Xem nhiều hơn:

Bé chớm ho phải làm sao?
Bé chớm ho phải làm sao?

Muốn dứt điểm ho cho bé, mẹ phải hiểu bệnh!

Muốn biết bé chớm ho phải làm sao, mẹ cần nắm vững kiến thức bệnh lý để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Thực chất, ho không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng của cơ thể nhằm “phản kháng” với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Nhưng đôi khi đây lại là triệu chứng của một bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp. Chẳng hạn như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…

Trẻ bị ho thường do ảnh hưởng từ thời tiết và các yếu tố bên ngoài
Trẻ bị ho thường do ảnh hưởng từ thời tiết và các yếu tố bên ngoài

Do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị ho vào thời điểm giao mùa. Các yếu tố gây ho ở trẻ bao gồm: thời tiết chuyển nóng lạnh đột ngột, chất lượng không khí thấp, nhiều khói bụi, hóa chất và các chất dị nguyên khác.

Những tác nhân này xâm nhập vào đường hô hấp gây suy yếu, đồng thời phóng độc tố tạo phản ứng viêm khu vực “cửa ngõ”. Dẫn đến những biểu hiện cụ thể như hắt hơi, sổ mũi, ho,…

Ho là bệnh thông thường, tại sao cần xử lý sớm?

Dù đơn thuần là cơn ho thông thường, nhưng nếu chủ quan không xử lý sớm và dứt điểm, virus, vi khuẩn gây ho sẽ xâm nhập sâu vào trong cơ thể. Đồng thời khiến trẻ phải đối mặt với nhiều mối nguy về sức khỏe hơn.

Trẻ bị ho nếu không xử lý triệt để sẽ gây nguy cơ biến chứng cao
Trẻ bị ho nếu không xử lý triệt để sẽ gây nguy cơ biến chứng cao

Theo y học hiện đại, trẻ bị ho cần được xử lý triệt để. Nếu không khó tránh khỏi tình trạng tái phát. Nếu dứt ho sớm, cơ thể bé sẽ tự khắc phục hồi. Khi trì trễ việc điều trị, tác nhân gây ho sẽ lưu lại trong cơ thể, gây tổn thương phế, phổi. Từ đó khiến tình trạng ho trở lên tồi tệ hơn, trẻ mệt mỏi, suy kiệt,… Thậm chí phát sinh những biến chứng nguy hiểm (viêm phế quản, ho mãn tính, viêm phổi,…).

Biểu hiện ho ở trẻ cần được theo dõi sát sao trong 48h. Bởi bệnh có thể diễn biến khó lường, tùy theo thể trạng và mức độ nguy hiểm của vi khuẩn, virus.

Thời điểm nào tốt nhất “dập” cơn ho cho bé

Nguyên tắc điều trị cho mọi bệnh lý, dù là người lớn hay trẻ em, đó là “xử lý càng sớm càng tốt”. Điều này mang đến hiệu quả như mong đợi, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Khả năng tự bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch ở trẻ còn yếu. Do đó, các tác nhân gây hại sẽ nhanh chóng kiểm soát mọi chức năng, hoạt động của cơ thể. Từ vài tiếng ho húng hắng ban đầu có thể dẫn đến viêm amidan, viêm họng, viêm phổi,… rất nhanh chóng.

Vì vậy, ngay từ những biểu hiện ban đầu, mẹ cần theo dõi sát sao và có cách chăm sóc kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Bé chớm ho phải làm sao?

Xử lý sớm cơn ho ở bé khi mới chớm là việc làm đúng đắn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được “chặn đứng” cơn ho bằng cách tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh. Bởi trong giai đoạn, triệu chứng không quá nghiêm trọng, có rất nhiều cách để giảm ho cho bé: rửa mũi họng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, cho bé uống nhiều nước và sữa,… không bắt buộc phải dùng tới thuốc kháng sinh.

Không thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời của thuốc kháng sinh mang đến cho sức khỏe con người. Nhưng không vì thế mà bố mẹ được lạm dụng. Nhất là khi bé chỉ chớm ho!

Bé chớm ho tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng sinh ngay
Bé chớm ho tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng sinh ngay

Theo kết quả nghiên cứu, có tới 70 – 85% trẻ bị ho mới chớm có thể thuyên giảm triệu chứng sau khoảng 3 – 5 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Vậy bé chớm ho phải làm sao? Dưới đây là một số cách chăm sóc bé:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước muối cho bé
  • Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé: Thực đơn mỗi ngày cần cân bằng giữa 4 nhóm chất (chất xơ, tinh bột, cháo béo, chất đạm). Đồng thời tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng để cải thiện hệ miễn dịch cho bé, giúp cơ thể nhanh phục hồi.
  • Áp dụng các bài thuốc dân gian trị ho cho bé: trà gừng, lá hẹ + đường phèn, húng chanh + đường phèn, mật ong + chanh đào (Không dùng cho bé dưới 1 tuổi),… Đây đều là những bài thuốc dân gian có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm ho và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Đặc biệt, vì được bào chế từ nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn cho bé, đảm bảo không gây tác dụng phụ.
  • Bài thuốc dân gian trị ho cho bé
    Bài thuốc dân gian trị ho cho bé

    Cho bé uống nhiều nước ấm: Nước ấm có công dụng tiêu đờm, dịu họng. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp bé mới chớm ho. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung cho bé thêm sữa và một số loại nước ép trái cây giàu vitamin C và A để tăng cường đề kháng cho bé.

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Hiện nay dòng sản phẩm siro hỗ trợ giảm ho được rất nhiều mẹ tin dùng cho bé. Với đặc tính an toàn do được chiết xuất từ 100% thảo dược, hiệu quả nhờ tác động đa chiều, giảm ho, dịu họng và nâng cao đề kháng… Một trong những sản phẩm như thế phải kể đến dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe của nhãn hàng Fitobimbi, bao gồm: Broncamil Bimbi, Golanil Junior,… Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn có thể dùng cho trẻ nhũ nhi.

Trên đây là giải đáp “bé chớm ho phải làm sao?”. Mong rằng với những biện pháp được đề cập trong bài viết sẽ giúp mẹ đánh bay cơn ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm lạnh và những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp cho bé nhanh chóng và an toàn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm