Bé bú hay bị ho là hiện tượng khá thường gặp. Nhưng đối với những chị em lần đầu làm mẹ, đây quả thực là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Bé ho, sặc, nôn trớ khi đang bú có thể gây hậu quả vô cùng nguy hiểm, thậm chí khiến bé ngừng thở. Vậy cách sơ cứu khi gặp vấn đề này là gì? Hay làm thế nào để bé không bị ho khi bú?
Vì sao bé bú hay bị ho? – vshh
Ho khi đang bú sữa mẹ là hiện tượng trong quá trình ăn, bé vô tình hít phải sữa vào khí quản, đường thở, phế quản, thậm chí là phế nang. Ngay lập tức, sữa sẽ trào ngược từ họng lên mũi, khiến bé bị ho sặc sụa, nôn trớ. Điều này làm cản trở quá trình hô hấp của trẻ, nếu không có kỹ năng xử lý kịp thời, bé sẽ rơi vào trạng thái thân thể tím tái và ngừng thở.
Nguyên nhân bé bú hay bị ho có rất nhiều. Nhưng theo chuyên gia y tế, bé dễ ho khi bú là do 2 nhóm yếu tố sau:
Yếu tố bên trong
- Trẻ sơ sinh, khả năng kiểm soát các van ở cổ họng thông lên mũi còn hạn chế. Vì thế, trẻ không thể cùng một lúc thực hiện 2 hành động: ăn và thở được nên dễ dẫn đến hiện tượng sặc sữa, gây ho.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi,… điều này ảnh hưởng đến việc bú và nuốt của trẻ.
- Trẻ mắc bệnh lý liên quan đến phổi, tim khiến bé thường xuyên bị thở gấp nên rất dễ bị ho khi bú sữa.
Yếu tố bên ngoài
- Bé nuốt phải hơi khí do mẹ cho bé bú sai cách và không đúng tư thế.
- Mẹ cho bú khi bé đang buồn ngủ. Lúc này trẻ đang mơ màng nên không có phản xạ nuốt mà chỉ thở nên sữa sẽ bị sặc lên mũi và gây ho.
- Mẹ cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Lượng sữa chảy ra ồ ạt khiến bé không nuốt kịp, nên gây ho.
- Bé bú trong tình trạng quá đói nên mút nhanh nhưng lại nuốt không kịp cũng làm bé dễ bị ho.
- Bé chưa bú xong mẹ đã vội kéo núm vú đột ngột nên dễ bị sặc và ho.
??? Xem nhiều hơn:
- Bé ho nên ăn cháo gì? Gợi ý 5 món cháo giúp bé giảm ho, tiêu đờm
- Bé ho uống mật ong có tốt không? Cách chữa hiệu quả cho bé
Biểu hiện bé bú hay bị ho là nghiêm trọng? – vshh
Cho mẹ có thể phát hiện bé bú hay bị ho qua những hiện tượng sau:
- Bé đang bú bỗng dưng sữa trào ra miệng, thậm chí mũi.
- Trong quá trình bú sữa, bé ho vài tiếng, có dấu hiệu muộn nôn trớ. Trong trường hợp nhẹ, bé chỉ ho vài tiếng rồi hết.
- Nếu nghiêm trọng, trẻ sẽ ho sặc sụa, khóc thét, mặt mũi tím tái. Hoặc thậm chí khóc không thành tiếng.
Bé bú hay bị ho là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Không có ho và nôn trớ mà còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường như co giật, tím tái, nôn cả máu,…
Theo chuyên khoa Nhi, ho trong quá trình bú sữa được coi là dạng tai biến vô cùng nguy hiểm. Nhưng thật bất ngờ, nó lại là hiện tượng vô cùng thường gặp. Nếu trẻ không được sơ cứu kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.
Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp bé ho khi bú sữa dẫn đến ngạt thở, gây hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vì vậy, bố mẹ chớ chủ quan, hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích, cách sơ cứu để xử lý tình trạng bé bú hay bị ho.
Cách xử lý tình trạng bé bú hay bị ho – vshh
Ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu sặc sữa và ho, phu huynh cần xử lý ngay tại chỗ theo các bước như sau:
Dựng bé ngồi dậy
Bé bú sẽ đang trong tư thế nằm, nếu bé bị sặc sữa, mẹ hãy ngay lập tức dựng bé ngồi dậy. Đặt bé trên lòng mình, lưng vuông góc với chân để bé có thể ho và phun sữa ra. Nếu xử lý tốt, mất ít phút là bé có thể hô hấp bình thường.
Hút sữa
Nếu bé bú hay bị ho, vừa gào khóc, mặt mày bắt đầu tím tái, mẹ cần thông đường thở cho bé bằng miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu cực kỳ quan trọng trước khi chuyển bé đến viện.
Tiến hành hút sữa cho bé theo các bước như sau: Đặt bé xuống sàn, cúi người, dùng miệng chạm miệng bé, hút thật mạnh phần sữa bị trào ngược lên miệng. Tương tự như vậy, mẹ tiếp tục hút mũi.
Hô hấp bằng miệng là bước quan trọng, đòi hỏi người sơ cứu thực hiện nhanh chóng, dứt khoát. Nếu chậm trễ, trẻ sẽ có thể rơi vào trạng thái ngừng thở vô cùng nguy hiểm.
Vỗ lưng, ấn ngực
Nếu thấy tình hình chưa được cải thiện, mẹ hãy chuyển sang bước sơ cứu tiếp theo.
Đặt con nằm úp lên đùi hoặc tay. Dùng tay còn lại vỗ vào vị trí giữa 2 xương bả vai. Sử dụng lực vừa phải, nhưng phải dứt khoát. Vỗ vào lưng bé khoảng 5 cái, sau đó lật người ngược lại, quan sát xem bé đã hô hấp bình thường chưa. Bước sơ cứu này nhằm tạo áp lực đẩy sữa bị sặc ra ngoài.
Tiếp tục sơ cứu cho trẻ đến khi xe cứu thương đến. Mẹ dùng hai ngón tay trỏ và ngón giữa ấn liên tục 5 lần vào ngực bé. Trong trường hợp xấu nhất, bé đột ngột ngưng thở, mẹ cần bình tĩnh, tiếp tục sơ cứu để bé có thể hô hấp lại được.
Cách cho bé bú không bị ho – vshh
Bé bú hay bị ho là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Để không bị luống cuống mỗi lần cho bé bú, mẹ hãy ghi nhớ cách cho bé bú chuẩn chỉnh dưới đây:
- Cho bé bú đúng tư thế: Bế bé trong lòng bàn tay. Người bé có xu hướng nghiêng so với người mẹ khoảng 30 – 35 độ. Khi bé, đầu bé hơi ngửa ra ngoài, miệng ngậm hết quầng ti, lưỡi đặt dưới quầng ti.
- Kiểm soát tốc độ bú của trẻ: Khi bé đói sẽ bú rất nhanh, mẹ chẳng thể nào nhắc bé bú chậm lại được. Vì vậy, để kiểm soát lưu lượng dòng sữa chảy ra, mẹ sử dụng ngón tay trỏ và giữa kẹp đầu ti để sữa xuống từ từ. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho bé bú liên tục một hơi dài, cần có khoảng nghĩ để bé kịp nuốt hết lượng sữa đã bú.
- Cho bé bú vào thời điểm thích hợp: Mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Mẹ nên không nên để bé bú quá bữa. Trẻ nhỏ rất háu ăn, nên nếu đói sẽ bú rất nhanh dễ bị sặc. Mỗi lần bú, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 20 – 30 phút là được.
Ngoài ra, mẹ cũng nên ghi nhớ những điều sau trong quá trình cho con bú:
- Khi cho bé bú sữa, mẹ tuyệt đối không được trêu đùa. Vì nếu trong lúc bú, nếu trẻ cười thì có thể gây sặc và ho.
- Lựa chọn bình sữa và núm vú phù hợp với size miệng của bé. Điều này sẽ hạn chế luồng không khí hít phải trong quá trình bú bình.
- Không nên mặc quần áo quá chật cho bé khi bú sữa.
- Nếu đang bú trẻ bỗng khóc òa, mẹ hãy dỗ trẻ, đến khi nín mới tiếp tục cho bú lại.
- Trẻ vừa bú xong không được đặt nằm xuống. Điều này không tốt cho tiêu hóa của bé, cũng như khiến bé dễ bị ho. Mẹ cần bế trẻ trên tai một lúc đến khi nghe tiếng ợ mới thôi.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh tình trạng bé bú hay bị ho. Mong rằng mẹ hãy có cách cho bé bú chính xác để hạn chế tối thiểu gặp phải trường hợp nguy hiểm này!
- Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bị làm sao?
- Bé ho có nên nằm điều hòa không?
- Imunostim – Giải pháp cho trẻ mắc bệnh đường hô hấp