Bé bị viêm họng ăn vào là nôn có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục?

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn là một tình trạng tương đối phổ biến, nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Liệu đây có phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Vệ sĩ hô hấp tìm hiểu nào!

Bé bị viêm họng ăn vào nôn
bé bị viêm họng ăn vào nôn

Tại sao bé bị viêm họng ăn vào là nôn?

Khi bị viêm họng, cổ họng con sẽ bị rát, khó chịu, đau nhói mỗi khi nuốt thức ăn. Điều đó khiến bé cảm thấy sợ hãi, chán ăn; từ đó dẫn đến nôn trớ.

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn có nguy hiểm không?

Nôn là một triệu chứng thường gặp ở những bé bị viêm họng do vi khuẩn liên cầu gây ra. Vì thế, trong hầu hết các trường hợp, nôn khi viêm họng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Mặc dù vậy, bạn cần quan sát cẩn thận tình trạng nôn trớ và các biểu hiện khác của con, nhất là trong thời điểm hiện tại. Lý do là bởi, nôn, đau họng, sốt, ho, mệt mỏi,… cũng là dấu hiệu Covid-19.

Đau họng, buồn nôn
Đau họng, buồn nôn

Cha mẹ cần liên hệ ngay với các cơ quan y tế khi con có các triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác mới
  • Đau họng
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ?

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với cơ thể non nớt và sức đề kháng kém. Vì thế, những vấn đề sức khỏe nhỏ nhất cũng có thể gây nguy hiểm cho con. Do đó, ngay khi nhận thấy con có biểu hiện ốm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Phần lớn các trường hợp bé bị viêm họng ăn vào là nôn có thể được điều trị tại nhà. Nhưng việc điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý mua và cho con uống thuốc mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Vì rất nhiều loại thuốc không kê đơn trên thị trường có thể gây hại tới sức khỏe của con.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng ở trẻ em. Mỗi nguyên nhân gây bệnh cần có phương pháp điều trị tương ứng. Việc tự ý cho con uống thuốc khi chưa được chẩn đoán có thể khiến tình trạng bệnh viêm họng của con thêm nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi nào con cần nhập viện do viêm họng?

Con cần nhập viện khi có biểu hiện mất nước
Con cần nhập viện khi có biểu hiện mất nước

Nếu bé có xu hướng nôn ra một lượng nhỏ sữa sau khi bú/ một lượng nhỏ thức ăn sau khi ăn, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nôn trớ dài ngày có thể khiến sức khỏe của con suy giảm.

Hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy:

  • Con có biểu hiện bị mất nước: đi tiểu ít hơn, mắt trũng sâu, lưỡi và miệng khô, xanh xao và gầy, tay chân lạnh,…
  • Con nôn ra máu hoặc chất nôn màu xanh lá (chứa mật)
  • Con bị đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng kèm theo nôn mửa

Tips cải thiện tình trạng bé bị viêm họng ăn vào là nôn

Mối quan tâm lớn nhất khi con bị nôn trớ là mất nước. Hướng dẫn dưới đây sẽ cho bạn biết những gì bạn có thể làm để giúp con cảm thấy tốt hơn và luôn đủ nước.

  • Không cho bé ăn hoặc uống trong vòng 30 đến 60 phút sau khi nôn. Điều này giúp dạ dày của trẻ có thời gian hồi phục.
  • Đừng ép con ăn/ uống nếu bé cảm thấy không muốn.
  • Cho con uống 2 – 3 thìa nước sau mỗi 5 – 10 phút để bù nước. Orezon có thể được sử dụng nếu con bạn bị mất nước do nôn nhiều lần.
  • Hãy chia nhỏ bữa ăn và cho con thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt (cháo, chuối nghiền, canh gà,…). Không nên cho con ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc nhiều gia vị khi bé bị viêm họng.
  • Điều trị viêm họng cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ để con nhanh khỏi bệnh, giảm khó chịu,…
  • Cha mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng siro hỗ trợ điều trị ho Fitobimbi. Dòng sản phẩm này giúp làm dịu cơn đau, ngứa rát ở cổ họng; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Hi vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bé bị viêm họng ăn vào là nôn có nguy hiểm không?”. Và cha mẹ cũng đừng quên áp dụng những tips mà Vệ sĩ hô hấp đã hướng dẫn để giúp con cải thiện tình trạng nôn trớ khi bị viêm họng nhé!

Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm