Bé bị ho khan từng cơn: 1001 cách giúp bé “xóa sổ”

Bé bị ho khan từng cơn gây mệt mỏi, uể oải. Vậy mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được 1001 cách “xóa sổ” cơn ho khan của trẻ nhé!

??? Nguyên nhân trẻ ho khan về đêm và cách chữa hiệu quả

Bé bị ho khan từng cơn
Bé bị ho khan từng cơn: 1001 cách giúp bé “xóa sổ”

Bé bị ho khan từng cơn là gì?

Về cơ bản, ho giúp giữ đường thở của trẻ được thông thoáng. Có hai loại ho thường gặp, ho khan và ho đờm. Trong đó cơn ho khan là hiện tượng ho không kèm chất nhầy hoặc nếu có sẽ rất ít. Tiếng ho khan thường phát ra âm thanh trống rỗng và lớn. Ho khan thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm.

Tuy nhiên, cơn ho có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, nuốt phải dị vật hoặc chất kích thích. Bé bị ho liên tục không ngừng sẽ dễ mất sức, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và khả năng tập trung trong học tập. Bởi việc điều trị cho trẻ cần kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.

Nguyên nhân trẻ ho khan từng cơn

Để điều trị ho khan từng cơn cho trẻ, trước tiên cần chẩn đoán nguyên nhân gốc rễ. Ho khan có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh và tình trạng khác nhau. Dưới đây là những danh sách bệnh đường hô hấp có thể khiến bé ho khan từng cơn:

Cảm lạnh

Trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị cảm lạnh từ 8 lần trở lên mỗi năm vì chúng chưa tạo dựng được khả năng miễn dịch đối với hàng trăm loại virus, cảm lạnh khác nhau. Virus gây cảm lạnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc gián tiếp. Các triệu chứng cảm lạnh, điển hình là ho khan có xu hướng biến mất sau 5 – 7 ngày. Mặc dù vậy, trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh có thể mất đến 2 tuần để phục hồi hoàn toàn.

Trẻ bị ho khan từng cơn do cảm lạnh
Trẻ bị ho khan từng cơn do cảm lạnh

Dị ứng

Bé bị ho khan từng cơn là biểu hiện đặc trưng của bệnh dị ứng. Hiện tượng này có thể gây ho khan dai dẳng ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn. Cùng với đó là các triệu chứng khác như hắt hơi, ngứa mắt hoặc phát ban trên da. Nếu con bạn bị dụ ứng thực hiện, bạn cần phải loại bỏ một số thành phần ra khỏi chế độ ăn. Đồng thời giữ trẻ tránh xa các tác nhân dị ứng từ bên ngoài môi trường như thời tiết thay đổi, bụi bẩn, khói thuốc,…

Bệnh cúm

Bệnh do virus gây ra, nó đi kèm với một số triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường, bao gồm ho khan, sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi,…Phần lớn các triệu chứng cúm ở trẻ thường biến mất sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bé ho khan từng cơn kéo dài, cha mẹ cần đưa đến thăm khám bác sĩ.

Bé bị ho khan từng cơn do cảm cúm
Bé bị ho khan từng cơn do cảm cúm

Ho gà

Bé bị ho khan từng cơn còn có thể là biểu hiện của bệnh ho gà. Đây là bệnh lý do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, tấn công niêm mạc phế quản và tiểu phế quản – đường thở trong phổi, khiến chúng bị viêm và cản trở hô hấp. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao gặp biến chứng do ho gà. Đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và có thể phải điều trị tại bệnh viện.

1001 cách “xóa sổ” ngay cơn ho khan từng cơn của bé

Phần lớn các trường hợp bé bị ho khan từng cơn sẽ tự biến mất, nhưng trong thời gian đó, cha mẹ có thể thử những cách sau để giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn:

Mẹo dân gian trị ho khan từng cơn cho bé

  • Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn: Rửa sạch củ cải trắng và gừng, sau đó nghiền nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt, hòa cùng với một chút mật ong và nước lọc cho bé uống 2 – 3 lần/ngày
  • Bé bị ho khan từng cơn khỏi ngay với bài thuốc lê hấp đường phèn: Lê rửa sạch vỏ, khoét bỏ lõi rồi bỏ vào bên trong vài viên đường phèn. Lê đem hấp cách thủy trong vòng 35 phút, đến khi chín nhừ thì cho bé ăn.
  • Nước tỏi hấp chữa ho khan từng cơn: Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ, đem đập dập sau đó hấp với một chút mật ong. Mẹ cho bé uống phần nước cốt tỏi hấp 2 lần/ngày để giúp giảm ho, đau rát họng hiệu quả.

Lưu ý: Những mẹo dân gian chứa thành phần mật ong, cha mẹ không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Mẹo dân gian trị ho khan kéo dài
Mẹo dân gian trị ho khan kéo dài

Giữ ấm, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát

Ở trẻ nhỏ, cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ nhạy cảm với các yếu tố ngoài môi trường như nhiệt độ, không khí, bụi bẩn, khói thuốc lá,… Vì vậy, để bé bị ho khan từng cơn thuyên giảm nhanh chóng, phụ huynh nên cho trẻ tránh xa khỏi những tác nhân này:

Mặc quần áo ấm khi ra ngoài, nhất là vào mùa đông

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, lau chùi những đồ vật dễ bám bụi như rèm cửa, tay lắm cửa, đồ chơi của bé
  • Giặt ga giường, vỏ gối 3 tháng 1 lần
  • Giữ không gian phòng bé luôn thoáng mát, sạch sẽ

Giữ ấm, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát
Giữ ấm, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát

Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương

Nhiệt độ vào ban đêm thường xuống thấp, do đó mẹ sẽ thấy bé có xu hướng ho khan nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và năng lượng của bé trong ngày mới. Để cải thiện chất lượng không khí trong phòng, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương. Hơi nước nhỏ li ti sẽ đi vào đường thở, làm ẩm niêm mạc, giúp giảm kích thích cơn ho.

Đồng thời cải thiện tình trạng đau, rát họng do ho khan gây ra. Để tăng thư giãn, mẹ có thể nhỏ vào máy phun sương vài giọt tinh dầu.

Bổ sung nước cho bé

Để cải thiện tình trạng bé bị ho khan từng cơn, mẹ đừng quên bổ sung nước cho bé nhé! Nước đóng vai trò là chất lỏng sẽ giúp làm dịu cơn đau rát, lấy đi lớp chất nhầy bám ở cổ họng. Từ đó mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống trà ấm hoặc nước trái cây để tăng cường thêm những vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Trên đây là cách chăm sóc bé bị ho khan từng cơn. Hy vọng với những giải pháp này, mẹ sẽ giúp bé “xóa sổ” cơn ho khan kéo dài, tránh ảnh hưởng sức khỏe và sự tập trung trong học tập.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm